Osho
- Nhận biết
Phần I:
Hiểu biết
Chương 2: Gốc
rễ của khổ
Khổ là
trạng thái của vô ý thức. Chúng ta khổ bởi vì chúng ta không nhận biết về điều
chúng ta đang làm, về điều chúng ta đang nghĩ, về điều chúng ta đang cảm - cho
nên chúng ta cứ tự mình liên tục mâu thuẫn từng khoảnh khắc. Hành động đi theo
hướng này, suy nghĩ đi theo hướng khác, cảm giác ở đâu đó khác. Chúng ta rã
rời, chúng ta trở nên ngày một phân mảnh hơn. Đó chính là khổ là gì - chúng ta
mất hoà hợp, chúng ta mất thống nhất. Chúng ta trở thành tuyệt đối phi trung
tâm, chỉ là ngoại vi. Và một cách tự nhiên cuộc sống không hài hoà sẽ đi tới
khổ, thảm kịch, gánh nặng phải mang bằng cách nào đó, sự chịu đựng. Nhiều nhất
người ta có thể làm cho chịu đựng này ít đau đớn hơn. Và có cả nghìn lẻ một
thuốc giảm đau sẵn có.
Không chỉ
là ma tuý và rượu cồn - cái gọi là tôn giáo cũng đã vận hành như thuốc phiện.
Nó đánh thuốc ngủ mọi người. Và một cách tự nhiên mọi tôn giáo đều chống lại ma
tuý, bởi vì bản thân họ buôn bán trong cùng chợ; họ chống lại những kẻ cạnh
tranh. Nếu mọi người uống thuốc phiện, họ có thể không mang tính tôn giáo; có
thể không có nhu cầu cho họ mang tính tôn giáo. Họ đã tìm thấy thuốc phiện của
mình, sao họ lại bận tâm tới tôn giáo? Và thuốc phiện lại rẻ hơn, ít có sự dính
líu hơn. Nếu mọi người uống marijuana, LSD, và những ma tuý tinh chế hơn, một
cách tự nhiên họ sẽ không mang tính tôn giáo bởi vì tôn giáo là ma tuý rất
nguyên thuỷ. Do đó tất cả các tôn giáo đều chống lại ma tuý.
Lí do
không phải ở chỗ họ thực sự chống lại ma tuý đâu. Lí do là ở chỗ ma tuý là kẻ
cạnh tranh, và tất nhiên, nếu mọi người có thể bị ngăn cản không được dùng ma
tuý, họ nhất định rơi vào cái bẫy của các tu sĩ, bởi vì thế thì đó là cách thức
duy nhất còn lại. Đó là cách thức của độc quyền, cho nên thuốc phiện của họ còn
lại trong chợ và mọi thứ khác trở thành bất hợp pháp.
Mọi người
đang sống trong khổ sở. Chỉ có hai con đường duy nhất thoát ra khỏi nó: Họ có
thể trở thành thiền nhân - tỉnh táo, nhận biết, ý thức... đó là điều gian nan.
Nó cần can đảm. Hoặc con đường rẻ hơn là tìm cái gì đó có thể làm cho bạn thậm
chí còn vô ý thức hơn bạn đang vậy, cho nên bạn không thể cảm thấy khổ được.
Tìm ra cái gì đó làm cho bạn hoàn toàn phi nhạy cảm, sự say sưa nào đó, thuốc
giảm đau nào đó làm cho bạn vô ý thức tới mức bạn có thể thoát vào trong vô ý
thức và quên tất cả những lo âu, đau khổ, vô nghĩa của mình.
Con đường
thứ hai không thực là con đường đúng đâu. Con đường thứ hai chỉ làm cho khổ của
bạn thoải mái hơn chút ít, dễ chịu hơn chút ít, thuận tiện hơn chút ít. Nhưng
nó không giúp gì được - nó không làm biến đổi bạn. Biến đổi duy nhất xảy ra qua
thiền, bởi vì thiền là phương pháp duy nhất làm cho bạn nhận biết. Với tôi,
thiền là tôn giáo thực duy nhất. Tất cả những cái khác chỉ là trò bịp bợm. Và
có những thương hiệu khác biệt về thuốc phiện - Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha
mét giáo, Jaina giáo, Phật giáo - nhưng chúng chỉ là các thương hiệu khác nhau
mà thôi. Bình chứa là khác nhưng nội dung là như nhau: chúng tất cả đều giúp
bạn bằng cách nào đó điều chỉnh khổ sở của bạn.
Nỗ lực
của tôi ở đây là để đem bạn ra bên ngoài đau khổ. Không có nhu cầu điều chỉnh
đau khổ; có khả năng tự do toàn bộ với đau khổ. Nhưng thế thì con đường có chút
ít gian nan; thế thì con đường là thách thức.
Bạn phải
trở nên nhận biết về thân thể mình và điều bạn đang làm với nó...
Một hôm
Phật đang giảng bài nói buổi sáng, và một nhà vua đã tới nghe ông ấy. Ông này
ngồi ngay trước Phật và liên tục cử động ngón chân cái. Phật dừng nói và nhìn
vào ngón chân nhà vua. Khi Phật nhìn ngón chân ông ta, hiển nhiên nhà vua ngừng
cử động nó. Phật bắt đầu nói lại, và nhà vua lại bắt đầy cử động ngón chân
mình. Thế rồi Phật hỏi ông ta, "Sao ông làm điều đó thế?"
Nhà vua
nói, "Chỉ khi thầy ngừng nói và nhìn vào ngón chân tôi thì tôi mới trở nên
nhận biết về điều tôi đang làm; bằng không tôi không ý thức chút nào."
Phật nói,
"Đây là ngón chân cái của ông và ông không ý thức... Thế thì ông thậm chí
có thể giết người và ông có thể không ý thức!"
Và đích
xác theo cách đó mọi người bị giết và kẻ giết người đã không có ý thức. Nhiều
lần ở toà án, kẻ giết người đã tuyệt đối phủ nhận rằng họ đã giết người. Ban
đầu người ta hay cho rằng họ chỉ lừa dối, nhưng các phát kiến mới nhất nói rằng
họ đã không lừa dối; họ đã làm điều đó trong trạng thái vô ý thức. Họ phát rồ
thế, họ giận dữ vào khoảnh khắc đó tới mức họ bị cơn cuồng nộ của mình chiếm
lĩnh. Và khi bạn phát rồ lên, thân thể bạn tiết ra chất độc gây say, máu bạn
trở nên bị làm say. Trong cuồng dại là trong cơn điên tạm thời. Và người này sẽ
hoàn toàn quên mất về điều đó bởi vì người đó không nhận biết chút nào. Và đó
là cách mọi người rơi vào tình yêu, giết lẫn nhau, tự tử, làm đủ mọi thứ.
Bước đầu
tiên vào nhận biết là mang tính quan sát về thân thể bạn. Dần dần người ta trở
nên tỉnh táo về từng cử chỉ, từng khoảnh khắc. Và khi bạn trở nên nhận biết,
phép màu bắt đầu xảy ra: nhiều thứ bạn thường làm trước đây đơn giản biến mất.
Thân thể bạn trở nên ngày một thảnh thơi hơn, thân thể bạn trở nên hoà điệu
hơn, an bình sâu lắng bắt đầu lan tràn ngay cả trong thân thể bạn, âm nhạc tinh
tế rung động trong thân thể bạn.
Thế rồi
bắt đầu trở nên nhận biết về ý nghĩ của bạn - cùng điều này phải được làm với ý
nghĩ. Chúng tinh tế hơn thân thể và tất nhiên cũng nguy hiểm hơn. Và khi bạn
trở nên nhận biết về ý nghĩ của mình, bạn sẽ ngạc nhiên về điều diễn ra bên
trong bạn. Nếu bạn viết bất kì cái gì đang diễn ra vào bất kì khoảnh khắc nào,
bạn sẽ ngạc nhiên lắm. Bạn sẽ không thể nào tin được vào nó - "Đây mà là
điều diễn ra bên trong mình sao?" Chỉ cần mười phút cứ viết ra vậy. Đóng
cửa lại, khoá cửa ra vào và cửa sổ lại để không ai có thể vào được, như vậy bạn
có thể chân thực toàn bộ - và đốt lửa lên để cho bạn có thể ném nó vào đống
lửa! - để cho không ai biết được ngoài bạn. Và thế rồi chân thành thực sự; cứ
viết ra bất kì cái gì đang diễn ra bên trong tâm trí. Đừng diễn giải nó, đừng
thay đổi nó, đừng sửa đổi nói. Cứ để nó ở trên giấy trần trụi như nó vậy, đích
xác hệt như nó vậy.
Và sau
mười phút đọc lại nó - bạn sẽ thấy tâm trí điên khùng bên trong! Chúng ta không
nhận biết rằng toàn thể sự điên khùng này cứ chạy như dòng chảy ngầm. Nó ảnh
hưởng tới mọi thứ có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn. Nó ảnh hưởng tới bất kì
cái gì bạn đang làm; nó ảnh hưởng tới bất kì cái gì bạn không làm; nó ảnh hưởng
tới mọi thứ. Và tổng của nó sẽ là cuộc sống của bạn đấy!
Cho nên
người điên này phải được thay đổi đi. Và phép màu của nhận biết là ở chỗ bạn
không cần làm cái gì ngoại trừ trở nên nhận biết. Chính hiện tượng quan sát làm
thay đổi nó. Dần dần người điên biến mất. Dần dần ý nghĩ bắt đầu rơi vào hình
mẫu nào đó: sự hỗn độn của chúng không còn nữa, chúng trở nên ngày một hài hoà
hơn. Và thế rồi lần nữa an bình sâu sắc hơn lan tràn.
Và khi
thân thể bạn và tâm trí bạn đã trong an bình, bạn sẽ thấy rằng chúng hoà hợp
với nhau nữa, có cây cầu. Bây giờ chúng không chạy theo các hướng khác nhau,
chúng không cưỡi lên các con ngựa khác nhau. Lần đầu tiên có sự hoà hợp, và sự
hoà hợp này giúp vô cùng cho làm việc ở bước thứ ba - tức là, trở nên nhận biết
về cảm giác, xúc động, tâm trạng của bạn. Đó là tầng tinh tế nhất và khó nhất,
nhưng nếu bạn có thể nhận biết về ý nghĩ, thế thì đó chỉ là một bước thêm nữa.
Cần có chút ít nhận biết mãnh mẽ hơn khi bạn bắt đầu suy ngẫm về tâm trạng
mình, xúc động của mình, cảm giác của mình.
Một khi
bạn nhận biết được tất cả ba điều này, chúng tất cả trở nên được nối vào trong
một hiện tượng. Và khi tất cả ba điều này là một, vận hành cùng nhau hoàn hảo,
chạy ro ro cùng nhau, bạn có thể cảm thấy âm nhạc của cả ba - chúng đã trở
thành dàn nhạc - thế thì cái thứ tư xảy ra. Cái bạn không thể làm được - nó xảy
ra theo cách riêng của nó, nó là món quà từ cái toàn thể. Nó là phần thưởng cho
những người đã làm ba điều này.
Và cái
thứ tư là nhận biết tối thượng làm cho người ta thức tỉnh. Người ta trở nên
nhận biết về nhận biết của mình - đó là cái thứ tư. Điều đó làm cho người ta
thành vị phật, người thức tỉnh. Và chỉ trong việc thức tỉnh mà người ta mới đi
tới biết phúc lạc là gì. Thân thể biết vui thú, tâm trí biết hạnh phúc, trái
tim biết vui vẻ, cái thứ tư biết phúc lạc. Phúc lạc là mục đích, và nhận biết
là con đường đi tới nó.
Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục lục