Osho - Dũng cảm –
Vui sống hiểm nguy
Chương 21. Cuộc sống
bao giờ cũng trong hoang dã
Bản ngã bao quanh bạn như bức
tường. Nó thuyết phục bạn rằng bằng việc bao quanh bạn theo cách này nó sẽ bảo
vệ bạn. Đó là cám dỗ của bản ngã. Nó cứ nói đi nói lại với bạn, "Nếu mình
không có đó thì đằng ấy sẽ không được bảo vệ đâu, đằng ấy sẽ trở nên quá mong
manh, và sẽ có quá nhiều nguy cơ. Cho nên cứ để mình canh gác cho đằng ấy, để
mình bao quanh đằng ấy."
Vâng, có bảo vệ nào đó trong bản
ngã, nhưng bức tường trở thành việc cầm tù bạn nữa. Có bảo vệ nào đó, bằng
không thì chẳng ai sẽ chịu đựng khổ mà bản ngã đem lại. Có bảo vệ nào đó, nó bảo
vệ bạn chống lại kẻ thù - nhưng thế rồi nó bảo vệ bạn chống lại cả bạn bè nữa.
Điều đó cũng giống như khi bạn
đóng cửa phòng và trốn đằng sau cửa, bởi vì bạn sợ kẻ thù. Thế thì người bạn tới
nhưng cửa bị đóng, người đó không thể vào được. Nếu bạn quá sợ kẻ thù, bạn bè
cũng không thể vào được với bạn. Và nếu bạn mở cửa cho bạn bè, có mọi nguy cơ
là kẻ thù cũng có thể vào.
Người ta phải nghĩ về điều đó
một cách sâu sắc; nó là một trong những vấn đề lớn lao nhất trong cuộc sống. Và
chỉ rất ít người dũng cảm mới xử trí nó đúng đắn, những người khác trở thành kẻ
hèn nhát và trốn tránh và thế thì toàn thể cuộc sống của họ bị mất.
Cuộc sống đầy nguy cơ, cái chết
không có nguy cơ nào. Chết đi, và thế thì không có vấn đề gì cho bạn và không
ai định giết bạn cả bởi vì làm sao bất kì ai lại có thể giết bạn được khi bạn
đã chết rồi? Đi vào nấm mồ và được kết thúc! Thế thì không có ốm bệnh, thế thì
không có lo âu, thế thì không có vấn đề gì - bạn ở ngoài mọi vấn đề.
Nhưng nếu bạn sống, thế thì có
cả triệu vấn đề. Người sống càng nhiều, càng có nhiều vấn đề hơn. Nhưng chẳng
có gì sai trong nó cả bởi vì vật lộn với vấn đề, tranh đấu với thách thức, là
cách bạn trưởng thành.
Bản ngã là bức tường tinh vi
quanh bạn. Nó không cho phép bất kì ai được đi vào trong bạn. Bạn cảm thấy được
bảo vệ, an toàn, nhưng an ninh này là giống cái chết. Nó là an ninh của cái cây
bên trong hạt mầm. Cây sợ mọc ra bởi vì ai mà biết được? - thế giới đầy những rủi
ro thế và cây mềm mại thế, mảnh mai thế. Đằng sau bức tường của hạt mầm, ẩn nấp
bên trong hạt, mọi thứ đều được bảo vệ.
Hay nghĩ về đứa trẻ nhỏ trong
bụng mẹ. Mọi thứ đều có đó, bất kì cái gì đứa trẻ cần tới đều được đáp ứng ngay
lập tức. Không có lo nghĩ, không tranh đấu, không tương lai. Đứa trẻ đơn giản sống
một cách phúc lạc. Mọi nhu cầu đều được đáp ứng bởi người mẹ.
Nhưng bạn có muốn vẫn còn
trong bụng mẹ mãi không? Nó rất được bảo vệ.
Nếu quyền chọn lựa được trao
cho bạn, bạn có bao giờ chọn ở trong bụng mẹ mãi không? Nó rất thoải mái, còn
cái gì có thể tiện nghi hơn nữa? Các nhà khoa học nói rằng chúng ta vẫn chưa có
khả năng tạo ra tình huống tiện nghi hơn bụng mẹ. Bụng mẹ dường như là chỗ cuối
cùng, tối thượng về tiện nghi. Tiện nghi thế - không lo âu, không vấn đề gì,
không cần làm việc. Sự tồn tại cực điểm. Và mọi thứ đều được tự động cung cấp -
nhu cầu nảy sinh và lập tức nó được cung cấp. Thậm chí không có rắc rối về việc
thở - người mẹ thở cho đứa trẻ. Không có bận tâm về thức ăn - người mẹ ăn cho đứa
trẻ.
Nhưng bạn có thích vẫn còn
trong bụng mẹ mãi không? Nó tiện nghi thế nhưng nó không phải là cuộc sống. Cuộc
sống bao giờ cũng dữ dội. Cuộc sống có đó ở bên ngoài.
Từ tiếng Anh 'ecstasy - cực lạc'
là rất, rất có ý nghĩa. Nó có nghĩa là đứng ra. Ecstasy nghĩa là bước ra - ra
khỏi mọi cái vỏ và mọi bảo vệ và tất cả mọi bản ngã và tất cả mọi tiện nghi, tất
cả mọi bức tường như cái chết. Cực lạc nghĩa là bước ra, được tự do, luôn di
chuyển, là một quá trình, là mong manh để cho gió có thể tới và xuyên qua bạn.
Chúng ta có cách diễn đạt, đôi
khi chúng ta nói, "Kinh nghiệm đó là đứng ra ngoài, nổi bật." Điều đó
đích xác là nghĩa của cực lạc: đứng ra ngoài.
Khi hạt mầm nứt ra và ánh sáng
ẩn đằng sau bắt đầu biểu lộ, khi đứa trẻ được sinh ra và bỏ lại bụng mẹ đằng
sau, bỏ lại tất cả mọi tiện nghi và mọi thuận lợi đằng sau, đi vào thế giới
không biết - điều đó là cực lạc. Khi chim mổ vỡ trứng và bay vào bầu trời, điều
đó là cực lạc.
Bản ngã là quả trứng còn bạn sẽ
phải bước ra khỏi nó. Cực lạc đi! Thoát ra khỏi mọi bảo vệ và lớp vỏ và an
ninh. Thế thì bạn sẽ đạt tới thế giới rộng hơn, cái bao la, cái vô hạn. Chỉ thế
thì bạn mới sống, và bạn sống thừa thãi.
Nhưng sợ hãi làm què quặt bạn.
Đứa trẻ, trước khi ra khỏi bụng mẹ, cũng phải ngần ngại về liệu ra hay không
ra. Hiện hữu hay không hiện hữu? Nó phải tiến lên một bước và lùi lại bước nữa.
Có thể đó là lí do tại sao người mẹ trải qua đau đớn nhiều thế. Đứa trẻ ngần ngại,
đứa trẻ còn chưa sẵn sàng toàn bộ để cực lạc. Quá khứ kéo nó lại, tương lai vẫy
gọi nó tới, và đứa trẻ bị phân chia.
Đây là bức tường do dự, của
níu bám lấy quá khứ, của níu bám lấy bản ngã. Và bạn mang nó đi mọi nơi. Đôi
khi, trong những khoảnh khắc hiếm hoi, khi bạn rất sống động và tỉnh táo, bạn sẽ
có khả năng thấy nó. Bằng không, mặc dầu đó là bức tường rất trong suốt, bạn sẽ
không có khả năng thấy được nó. Người ta có thể sống cả đời mình - và không chỉ
một kiếp, nhiều kiếp - vẫn không trở nên nhận biết rằng người ta đang sống bên
trong xà lim, đóng kín từ mọi nơi, không cửa sổ, điều Leibnitz hay gọi là 'đơn
tử'. Không cửa, không cửa sổ, chỉ đóng kín bên trong - nhưng nó là trong suốt,
bức tường kính.
Bản ngã này phải bị vứt bỏ.
Người ta phải thu lấy dũng cảm và đập tan nó trên sàn. Mọi người cứ nuôi dưỡng
nó theo cả triệu cách, chẳng biết rằng họ nuôi địa ngục riêng của mình.
Bà Cochrane đứng bên cạnh quan
tài của người chồng yêu mến vừa chết. Con trai họ đứng sát cạnh tay bà ấy. Những
người khóc mướn, từng người một, dạo qua.
"Ông ấy bây giờ không cảm
thấy đau," bà Croy nói. "Ông ấy chết vì cái gì vậy?"
"Ông nông dân đáng
thương," bà Cochrane nói. "Ông ấy chết vì bệnh lậu!"
Người đàn bà khác nhìn chằm chằm
vào cái xác. "Ông ấy đi ra khỏi nó bây giờ," bà ta nói. "Ông ấy
nở nụ cười chân thành trên khuôn mặt. Ông ấy chết vì cái gì vậy?"
"Ông ấy chết vì bệnh lậu!"
bà quả phụ nói.
Bỗng nhiên, người con trai kéo
mẹ sang bên. "Mẹ ơi," anh ta nói, "Nói về bố thế thật khủng khiếp.
Bố không chết vì bệnh lậu. Bố chết vì ỉa chảy!"
"Mẹ biết điều đó!"
bà Cochrane nói. "Nhưng mẹ thà để họ nghĩ ông ấy chết như một người dễ
thương - thay vì nghĩ ông ấy là cứt!"
Đến tận cùng họ vẫn cứ chơi
trò cười.
Bản ngã không cho phép bạn là
thực, nó buộc bạn là giả. Bản ngã là dối trá, nhưng điều đó người ta phải quyết
định. Điều đó cần dũng cảm lớn lao bởi vì nó sẽ làm tan tành tất cả mọi điều bạn
đã từng nuôi dưỡng cho tới giờ. Nó sẽ làm tan tành toàn thể quá khứ của bạn.
Cùng nó bạn sẽ tan tành hoàn toàn. Ai đó sẽ có đó nhưng bạn sẽ không là người
đó. Một thực thể gián đoạn sẽ nảy sinh bên trong bạn - tươi tắn, không bị biến
chất bởi quá khứ. Thế rồi sẽ không có tường; thế rồi bất kì chỗ nào bạn ở, bạn
sẽ thấy cái vô hạn không có biên giới nào.
Ông già, đi vào quán rượu ưa
chuộng của mình, phát hiện ra rằng cô đứng quầy thông thường đã được thay thế bởi
một người lạ. Ban đầu ông ta bối rối, nhưng nói một cách nịnh đầm với cô ấy rằng
cô ấy là 'cô gái trông đẹp nhất mà tôi thấy trong một thời gian dài'.
Cô đứng quầy mới, có kiểu kiêu
kì, hất đầu và đáp lại một cách chanh chua, "Tôi rất tiếc tôi không thể
đáp lại lời khen này."
"Ồ được, cô thân mến,"
ông già trả lời một cách bình lặng, "Cô không thể làm như tôi đã làm sao?
Cô không thể nói lời nói dối sao?"
Tất cả những tính cách hình thức
đều không là gì ngoài việc các bản ngã giúp lẫn nhau. Họ đều nói dối. Bạn nói
điều gì đó với ai đó và người đó đáp lại lời khen ngợi đó. Cả bạn lẫn người đó
đều không thật. Chúng ta cứ giở trò cười: xã giao, nghi thức, những khuôn mặt
và mặt nạ văn minh hoá.
Thế rồi bạn sẽ phải đối mặt với
bức tường. Và dần dần, bức tường sẽ trở thành dầy đến độ bạn sẽ không có khả
năng thấy được gì cả. Bức tường cứ ngày một dầy hơn mọi ngày - cho nên đừng chờ
đợi. Nếu bạn đã đi tới cảm thấy rằng bạn đang mang bức tường quanh mình, vứt nó
đi! Nhảy ra khỏi nó! Chỉ cần lấy một quyết định nhảy ra khỏi nó, không gì khác.
Thế thì từ ngày mai đừng nuôi dưỡng nó nữa. Thế thì bất kì khi nào bạn thấy rằng
bạn nuôi dưỡng nó, dừng lại. Trong vòng vài ngày bạn sẽ thấy nó đã chết, bởi vì
nó cần sự hỗ trợ thường xuyên của bạn, nó cần nuôi bằng sữa mẹ.
Xem tiếp Chương 22 - Quay về Mục lục