Osho
- Từ Bi: Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình Yêu
Một tối khi
Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên trộm cầm kiếm sắc đi vào, đòi nộp tiền
hoặc mạng sống của ông ấy.
Shichiri nói
với nó, "Đừng quấy rầy ta. Ông có thể tìm tiền ở ngăn kéo kia." Thế rồi
ông ấy trở lại tụng kinh.
Chút ít sau
đó ông ấy dừng lại và gọi, "Đừng lấy cả đi. Ta cần một ít để đóng thuế
ngày mai."
Tên trộm thu
gần hết số tiền và bắt đầu bỏ đi. "Hãy cám ơn người khi ông nhận món
quà." Shichiri nói thêm. Người này cám ơn ông ấy và chuồn mất.
Vài ngày sau
đó tên trộm bị bắt, và thú nhận, trong số những người khác, đã phạm tội với
Shichiri. Khi Shichiri được triệu tới làm nhân chứng ông ấy nói, "Người
này không phải là kẻ trộm, ít nhất khi có liên quan tới ta. Ta đã cho anh ta tiền
và anh ta cám ơn ta về điều đó." Sau khi đã mãn hạn tù, người này tới
Shichiri và trở thành đệ tử của ông ấy.
Jesus nói,
"Ông không phán xét." Đây là Thiền hoàn hảo, nếu như ông ấy dừng ở
đó. Nhưng có thể bởi vì ông ấy đã nói với người Do Thái và ông ấy phải nói theo
cách Do Thái, ông ấy đã nói thêm, "... để cho ông không bị phán xét."
Bây giờ đấy không còn là Thiền nữa. Bây giờ nó là mặc cả. Việc nói thêm đó đã
phá huỷ chính phẩm chất của nó, chính chiều sâu của nó.
"Ông
không phán xét" là đủ cho chính nó; không cái gì được cần thêm vào nó.
"Ông không phán xét" nghĩa là vô phán xét. "Ông không phán
xét" nghĩa là nhìn vào cuộc sống mà không có đánh giá nào. Đừng đánh giá -
đừng nói "cái này tốt" và đừng nói "cái này xấu." Đừng đạo
đức - đừng gọi cái gì đó là thiêng liêng, và đừng gọi cái gì đó là quỉ.
"Ông không phán xét" là phát biểu vĩ đại rằng không có Thượng đế và
không có Quỉ.
Giá mà Jesus
dừng lại ở đó, lời nói nhỏ này - chỉ bốn từ, "ông không phán xét" -
đã làm biến đổi toàn thể đặc điểm của Ki tô giáo. Nhưng ông ấy đã thêm cái gì
đó và đã phá huỷ nó. Ông ấy nói, "... để cho ông không bị phán xét."
Bây giờ nó trở thành có điều kiện. Bây giờ nó không còn là vô phán xét nữa, nó
đơn giản là mặc cả - "để cho ông không bị phán xét." Nó là như kinh
doanh.
Từ sợ hãi - để
cho bạn không bị phán xét - thì đừng phán xét. Nhưng làm sao bạn có thể vứt bỏ
được phán xét của mình từ sợ hãi, từ tham lam? Để cho bạn không bị phán xét,
thì đừng phán xét - nhưng tham lam và sợ hãi không thể làm cho bạn tự do với
giá trị được. Nó lấy cái ngã là trung tâm - "Ông không phán xét, để cho
ông không bị phán xét." Nó là vị kỉ. Toàn thể cái đẹp của câu nói này bị
phá huỷ. Hương vị Thiền biến mất, nó trở thành bình thường. Nó trở thành lời
khuyên tốt. Nó không có cách mạng trong nó; nó là lời khuyên của cha mẹ. Lời
khuyên rất tốt, nhưng chẳng cái gì triệt để. Mệnh đề thứ hai là việc đóng đinh
của mệnh đề gốc.
Thiền chấm dứt
ở đó: Ông không phán xét. Bởi vì Thiền nói tất cả đều như nó đang vậy - không
cái gì tốt, không cái gì xấu. Mọi sự là cách chúng đang vậy. Cây nào đó cao và
cây nào đó nhỏ. Ai đó đạo đức và ai đó vô đạo đức. Ai đó đang cầu nguyện và ai
đó đã đi ăn cắp. Đó là cách mọi sự đang là vậy. Bây giờ, thấy hương vị cách mạng
của nó! Nó sẽ làm bạn sợ, nó sẽ làm bạn hoảng. Đó là lí do tại sao Thiền không
có lời răn. Nó không nói: Làm cái này và không làm cái kia - nó không có những
cái phải và không có cái phải không. Nó không tạo ra nhà tù của "phải."
Thiền không
phải là cầu toàn. Và bây giờ phân tâm học biết rõ rằng chủ nghĩa cầu toàn là một
loại thần kinh. Thiền là tôn giáo duy nhất không thần kinh. Nó chấp nhận. Chấp
nhận của nó là toàn bộ, hoàn toàn toàn bộ tới mức nó thậm chí sẽ không gọi kẻ cắp
là kẻ cắp, tới mức nó thậm chí sẽ không gọi kẻ giết người là kẻ giết người. Cố
thấy sự thuần khiết của tinh thần của nó - cố thấy sự siêu việt hoàn toàn. Tất
cả mọi thứ đều như nó đang là vậy.
Thiền là tự
do với giá trị một cách vô điều kiện - nếu bạn làm ra điều kiện, bạn bỏ lỡ vấn
đề. Thiền không có sợ hãi và không có tham lam. Thiền không có Thượng đế và
không có Quỉ, và Thiền không có cõi trời và không có địa ngục. Nó không làm cho
mọi người tham lam bằng cách dụ dỗ họ, hứa hẹn họ về phần thưởng trên cõi trời.
Và nó không làm mọi người hoảng hốt, sợ hãi, bằng việc tạo ra quan niệm ác mộng
về địa ngục.
Nó không hối
lộ bạn bằng ban thưởng, và nó không trừng phạt bạn bằng tra tấn. Nó đơn giản
cho bạn sáng suốt để nhìn vào mọi thứ - và sáng suốt đó giải phóng bạn. Sáng suốt
đó không có tham lam làm cơ sở cho nó và không có sợ hãi làm cơ sở cho nó. Tất
cả các tôn giáo khác đều tham lam, tất cả các tôn giáo khác đều dựa trong nỗi sợ
ở đâu đó sâu bên dưới. Đó là lí do tại sao chúng ta dùng từ "sợ thượng đế"
cho người tôn giáo - người tôn giáo sợ thượng đế.
Nhưng làm sao
sợ hãi có thể mang tính tôn giáo được? Điều đó là không thể được. Sợ hãi không
bao giờ có thể mang tính tôn giáo được - chỉ không sợ hãi mới có thể. Nhưng nếu
bạn có ý tưởng về tốt và xấu, bạn không bao giờ có thể không sợ hãi được. Ý tưởng
của bạn về tốt và xấu làm cho mọi người cảm thấy mặc cảm, làm cho mọi người què
quặt, làm cho mọi người tê liệt. Làm sao bạn có thể giúp họ tự do khỏi mọi sợ
hãi được? - không thể được. Bạn tạo ra nhiều sợ hãi hơn.
Bình thường,
người không mang tính tôn giáo ít sợ hơn, có ít phẩm chất sợ trong bản thể người
đó hơn cái gọi là người tôn giáo. Cái gọi là người tôn giáo liên tục run rẩy
bên trong, liên tục lo âu về liệu người đó có làm điều đó hay người đó làm mất
nó. Người đó có bị tống xuống địa ngục không? Hay người đó sẽ có khả năng làm
điều không thể được và vào thiên đường?
Ngay cả khi
Jesus xin phép ra đi lần cuối cùng với bạn bè và đệ tử, các đệ tử còn lo lắng
hơn về chỗ của họ sẽ ở đâu trên cõi trời. Họ sẽ gặp tiếp đó trên cõi trời - chỗ
của họ sẽ ở đâu? Ai sẽ là ai? Tất nhiên, họ nhường Jesus sẽ ở ngay bên phải Thượng
đế - thế rồi ai sẽ tiếp sau ông ấy? Lo nghĩ của họ bắt nguồn từ tham lam của họ
và sợ hãi của họ. Họ không quan tâm mấy rằng Jesus sẽ bị đóng đinh ngày mai, họ
quan tâm nhiều hơn tới quyền lợi riêng của họ.
Tất cả các
tôn giáo đều dựa trên tham lam và sợ hãi rất bình thường này. Cùng tham lam đó
bạn có với tiền một ngày nào đó trở nên được biến đổi thành tham lam Thượng đế.
Thế thì, Thượng đế là tiền của bạn; bây giờ, tiền là Thượng đế của bạn - đó là
khác biệt duy nhất. Thế thì Thượng đế trở thành tiền của bạn. Bây giờ bạn sợ quốc
gia, sợ cảnh sát, sợ cái này cái nọ - và thế rồi bạn bắt đầu sợ địa ngục, và
toà án tối cao, toà án tối thượng của Thượng đế, ngày phán xử cuối cùng.
Cái gọi là
thánh nhân Ki tô giáo, ngay cả trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống của họ,
vẫn thường xuyên run rẩy, sợ hãi - có làm điều đó hay không?
Thiền là tự do
với giá trị một cách vô điều kiện. Để điều đó chìm vào trong bạn thực sâu, bởi
vì đó là quan điểm của tôi nữa. Tôi muốn bạn hiểu, có vậy thôi. Hiểu biết là đủ.
Để hiểu biết là luật duy nhất; không có luật khác. Đừng đi theo sợ hãi, bằng
không bạn sẽ đi vào trong bóng tối. Và đừng đi theo tham lam - bởi vì tham lam
không là gì ngoài sợ hãi lộn ngược. Chúng là hai mặt của cùng một điều: một mặt
nó là tham lam, mặt kia nó là sợ hãi. Người sợ hãi bao giờ cũng tham lam, người
tham lam bao giờ cũng sợ hãi. Chúng vẫn còn cùng nhau, chúng đi cùng nhau.
Chỉ hiểu biết,
chỉ nhận biết, chỉ năng lực để nhìn vào trong mọi thứ như chúng vậy... Bạn
không thể chấp nhận được sự tồn tại như nó vậy sao? Và bởi việc không chấp nhận
nó, chẳng cái gì đã được thay đổi. Cái gì đã được thay đổi? Trong hàng nghìn
năm chúng ta đã từng bác bỏ nhiều thứ - chúng vẫn có đó, thậm chí còn nhiều thế.
Trộm cắp đã không biến mất. Giết người cũng không biến mất. Chẳng cái gì đã
thay đổi; mọi sự đích xác như chúng bao giờ cũng vậy. Nhà tù cứ tăng lên. Luật
pháp cứ phát triển và trở thành ngày một phức tạp hơn. Và bởi vì luật pháp phức
tạp, trộm cắp được sử dụng ngày một nhiều hơn - các luật sư, các quan toà... Nó
chẳng tạo ra thay đổi ở đâu cả. Toàn thể hệ thống nhà tù của bạn đã không làm
cái gì tốt - thực tế nó đã rất có hại. Hệ thống nhà tù đã trở thành chính đại học
cho tội ác - để học tội ác, để học tội ác từ các thầy.
Một khi một
người vào tù, người đó trở thành khách thăm thường xuyên. Một khi người đó đã từng
ở tù, thế thì người đó cứ quay đi quay lại chỗ đó mãi. Rất hiếm khi tìm ra một
người đã từng ở tù và chưa bao giờ quay lại lần nữa. Người đó ra tù với nhiều
tài nghệ hơn. Người đó ra tù với nhiều ý tưởng hơn - cách làm cùng điều đó, bây
giờ theo cách chuyên gia hơn. Người đó ra tù mà ít nghiệp dư hơn. Người đó ra
tù có bằng cấp; việc ra khỏi nhà tù là một loại tốt nghiệp trong tội ác. Bây giờ
người đó biết nhiều hơn, biết cách làm điều đó tốt hơn. Bây giờ người đó biết
cách không bị bắt. Bây giờ người đó biết chỗ sơ hở trong hệ thống luật pháp là
gì.
Và những người
áp đặt luật pháp đều là tội phạm như bất kì ai khác - thực tế họ phải tội phạm
hơn. Họ phải giải quyết lũ tội phạm, cho nên họ phải tội phạm nhiều hơn. Cảnh
sát và gác tù và cai tù, họ mang tính tội phạm nhiều hơn những người mà họ đang
ép vào tù - họ phải vậy.
Chẳng cái gì
thay đổi cả. Đây không phải là cách thay đổi mọi thứ, nó đã chứng tỏ hoàn toàn
thất bại.
Thiền nói
thay đổi tới qua hiểu biết, không bởi áp đặt cái gì.
Và cõi trời
và địa ngục của bạn là gì? Chẳng là gì ngoài cùng ý tưởng, được chuyển sang cuộc
sống bên kia. Cùng ý tưởng về nhà tù trở thành ý tưởng của bạn về địa ngục. Và
cùng ý tưởng về ban thưởng - ban thưởng của chính phủ, ban thưởng của tổng thống,
huân chương vàng, thế này thế nọ - cùng ý tưởng đó trở nên được chuyển thành
cõi trời, thiên đường, firdaus. Nhưng tâm lí là một.
Thiền phá huỷ
tâm lí đó từ chính gốc rễ. Thiền không có kết án về bất kì cái gì. Nó có duy nhất
hiểu biết: nó nói cố hiểu mọi thứ như chúng vậy. Cố hiểu con người như con người
đang vậy - không áp đặt lí tưởng, không nói người đó phải thế nào.
Khoảng khắc bạn
nói con người phải thế nào, bạn trở thành mù với thực tại người đó đang vậy.
Cái 'phải' trở thành rào chắn. Thế thì bạn không thể thấy được cái thực, thế
thì bạn không thể thấy được cái đang đó - cái 'phải' của bạn trở thành quá nặng
nề. Bạn có một lí tưởng, một lí tưởng hoàn hảo, và mọi người đều tụt xuống thấp
dưới nó, cũng là tự nhiên. Thế thì mọi người bị kết án.
Và những người
bản ngã đó, người có thể xoay xở bằng cách nào đó buộc bản thân mình vào trong
những lí tưởng đó - ít nhất trên bề mặt, ít nhất ở bên ngoài - họ trở thành các
thánh nhân lớn. Họ không là gì ngoài những bản ngã lớn. Và nếu bạn nhìn vào
trong mắt họ, bạn sẽ thấy chỉ một vị thôi: linh thiêng hơn ngươi. Họ là ít người
được chọn, họ là người được chọn của Thượng đế và họ ở đây để kết án bạn và để
biến đổi bạn.
Thiền không
quan tâm tới việc biến đổi của bất kì ai. Và nó làm biến đổi - đó là nghịch lí.
Nó không quan tâm tới bạn phải là thế nào, nó chỉ quan tâm tới bạn là gì. Nhìn
vào trong nó, nhìn vào trong nó bằng đôi mắt yêu thương, chăm sóc. Cố hiểu nó
là gì, và từ việc hiểu biết này biến đổi tới. Biến đổi là tự nhiên - bạn không
phải làm nó, nó đơn giản xảy ra theo cách riêng của nó.
Thiền biến đổi,
nhưng nó không nói về biến đổi. Nó thay đổi, nhưng nó không quan tâm tới thay đổi.
Nó đem tới cái đẹp cho con người hơn bất kì cái gì khác, nhưng nó không quan
tâm tới cái đó chút nào. Nó tới như ân huệ, như món quà. Nó đi theo hiểu biết.
Đó là cái đẹp của Thiền, nó là tự do với giá trị một cách vô điều kiện. Đánh
giá là bệnh của tâm trí - đó là điều Thiền nói. Chẳng cái gì tốt và chẳng cái
gì xấu, mọi sự chỉ là như chúng vậy. Mọi thứ đều như nó vậy.
Trong Thiền một
chiều hướng hoàn toàn mới mở ra, chiều hướng của biến đổi vô nỗ lực. Chiều hướng
của biến đổi tới một cách tự nhiên với đôi mắt rõ ràng hơn, với sự sáng tỏ. Bằng
việc nhìn vào trong bản tính của mọi sự một cách trực tiếp hơn, không có cản trở
nào của định kiến.
Khoảnh khắc bạn
nói một người là tốt, bạn đã dừng nhìn vào người đó. Bạn đã dán nhãn cho người
đó; bạn đã xếp ngăn người đó, bạn đã phân loại người đó. Khoảnh khắc bạn nói
"người này xấu" làm sao bạn có thể nhìn vào mắt người đó được nữa? Bạn
đã quyết định trước rồi, bạn đã bị kết thúc với người này rồi. Người này không
còn là điều bí ẩn nữa. Bạn đã giải quyết xong bí ẩn rồi; bạn đã viết lên nó
"đây là xấu" và "đây là tốt." Bây giờ bạn sẽ tương tác với
những cái nhãn này, chứ không với các thực tại.
Người tốt có
thể biến thành xấu, người xấu có thể biến thành tốt. Điều đó xảy ra mọi khoảnh
khắc - buổi sáng người đó tốt, đến tối người đó xấu, đến đêm người đó lại tốt.
Nhưng bây giờ bạn sẽ cư xử theo việc dán nhãn. Bạn sẽ không nói với bản thân
người này, bạn sẽ nói với cái nhãn riêng của mình, với hình ảnh riêng của mình.
Tất nhiên, bạn
cứ bỏ lỡ thực tại, con người thực.Và điều đó tạo ra cả nghìn lẻ một phức cảm và
vấn đề. Những vấn đề không giải được. Bạn có thực nói với vợ mình không? Khi bạn
ở trong giường với vợ, bạn có thực ở trong giường với vợ bạn không, hay với
hình ảnh nào đó? Đây là cảm giác của tôi - rằng bất kì khi nào hai người gặp
nhau, đều có đám đông thực, không phải hai người. Ít nhất có bốn người chắc chắn
ở đó. Hình ảnh của bạn về người kia và hình ảnh của người kia về bạn, hai hình ảnh
đó có đó. Và chúng chẳng bao giờ khít nhau - người thực cứ thay đổi, người thực
là một luồng. Người thực là dòng sông cứ thay đổi mầu sắc của mình. Người thực
là sống động! Chỉ bởi vì bạn dán nhãn nên người này không có nghĩa là người đó
đi tới chết - người đó vẫn sống động.
Có lần ai đó
hỏi Trang Tử, "Công việc của thầy được kết thúc chưa?" Ông ấy nói,
"Làm sao nó có thể bị kết thúc được? - bởi vì ta vẫn còn sống đây!"
Nhìn vào điều
đó: ông ấy nói, "Làm sao nó có thể bị kết thúc được? Ta vẫn còn sống đây.
Nó chỉ có thể được kết thúc vào ngày ta chết. Ta vẫn đang tuôn chảy, mọi sự sẽ
vẫn cứ xảy ra."
Khi cây sống,
hoa sẽ tới, lá mới sẽ tới, chim mới sẽ tới và làm tổ trên nó, lữ khách mới sẽ tới
và nghỉ qua đêm dưới nó... mọi sự sẽ tiếp tục thay đổi. Mọi thứ vẫn còn có thể
khi bạn sống. Nhưng khoảnh khắc bạn dán nhãn lên một người là tốt, xấu, đạo đức,
vô đạo đức, tôn giáo, phi tôn giáo, hữu thần, vô thần, thế này và thế nọ - bạn
đang nghĩ cứ dường như người đó đã trở nên chết. Bạn nên dán nhãn chỉ khi một
người đã chết. Bạn có thể dán nhãn cho một người trên nấm mồ, không trước điều
đó. Bạn có thể đi tới nấm mồ và bạn có thể viết, "Người này là thế
này." Bây giờ người đó không thể mâu thuẫn được với bạn; bây giờ mọi thứ
đã kết thúc, mọi thứ đã đi tới điểm dừng. Dòng sông không còn chảy nữa.
Nhưng trong
khi ai đó còn sống... Và chúng ta cứ dán nhãn - ngay cả trẻ con, trẻ con nhỏ.
Chúng ta nói, "Đứa trẻ này vâng lời, và đứa trẻ này rất không vâng lời. Đứa
trẻ này vui thế, và đứa trẻ này có vấn đề thế." Bạn dán nhãn - và nhớ, khi
bạn dán nhãn bạn tạo ra nhiều vấn đề. Thứ nhất, nếu bạn dán nhãn ai đó, bạn hỗ
trợ cho người đó cư xử theo cách bạn dán nhãn người đó - bởi vì người đó bắt đầu
cảm thấy rằng bây giờ người đó có nghĩa vụ chứng minh rằng bạn là đúng. Nếu người
bố nói, "Con tôi có vấn đề," bây giờ đứa trẻ nghĩ, "Mình phải chứng
tỏ rằng mình có vấn đề, bằng không bố sẽ bị chứng tỏ là sai." Lập luận này
là điều rất vô ý thức - làm sao đứa trẻ tin bố nó sai được? Cho nên nó tạo ra
nhiều vấn đề hơn, và người bố nói, "Trông đấy. Đứa trẻ này có vấn đề."
Ba người đàn
bà đang nói chuyện và, như mọi đàn bà nói chuyện, họ ba hoa về con cái mình. Một
người nói, "Con tôi mới năm tuổi nhưng nó làm thơ đấy. Thơ hay tới mức các
nhà thơ tài năng cũng phải cảm thấy xấu hổ."
Người thứ hai
nói, "Chưa là gì cả nhé. Con tôi mới bốn tuổi, và nó vẽ đấy - những bức
tranh hiện đại, cực kì hiện đại, ngay cả Picasso cũng không thể làm đầu hay
đuôi nào của nó được, dù nó là gì. Và nó không dùng chổi vẽ đâu, nó chỉ dùng
tay thôi. Thỉnh thoảng nó chỉ ném thuốc màu lên vải vẽ và một điều đẹp đẽ, cái
gì đó từ trời xanh nảy sinh. Con tôi là người theo trường phái ấn tượng, một hoạ
sĩ rất độc đáo."
Người đàn bà
thứ ba nói, "Chưa là gì cả. Con tôi mới ba tuổi, và tự nó đi tới nhà phân
tâm đấy."
Nếu bạn dán
nhãn, bạn sẽ xoay xở làm đứa trẻ phát khùng... bạn sẽ phá huỷ nó. Mọi nhãn đều
mang tính phá huỷ. Đừng bao giờ dán nhãn một người là tội đồ hay thánh nhân.
Khi quá nhiều người dán nhãn một người theo một cách... Và mọi người có xu hướng
nghĩ tập thể; mọi người không có ý tưởng nguyên bản, cá nhân. Hừ? Bạn nghe tin
đồn rằng ai đó là tội đồ và bạn chấp nhận điều đó. Và thế rồi bạn truyền điều
đó cho ai đó khác, và người đó chấp nhận điều đó. Và tin đồn cứ lan rộng mãi,
cái nhãn trở nên mỗi ngày một lớn hơn và lớn hơn và lớn hơn. Rồi một ngày trên
người đó cái nhãn "TỘI ĐỒ" được viết bằng chữ hoa to, trong biển hiệu
đèn neon, tới mức người đó tự mình đọc và phải cư xử tương ứng theo. Toàn thể
xã hội mong đợi người đó theo cách đó, bằng không mọi người sẽ giận dữ -
"Anh đang làm gì vậy? Anh là kẻ tội đồ, và cố gắng là thánh nhân! Tự cư xử
lấy đi!"
Đó là điều xã
hội có - đầu tư rất tinh tế trong việc dán nhãn của nó: "Hãy tự cư xử lấy!
Đừng làm cái gì đi ngược lại những ý tưởng của chúng tôi về anh." Đó là điều
ngầm ẩn, nhưng nó có đó.
Thứ hai, khi
bạn dán nhãn một người, dù người đó cố gắng cư xử thế nào tương ứng với cái
nhãn đó, người đó vẫn không thể làm được. Người đó không thể làm được điều đó một
cách hoàn hảo, điều đó là không thể được. Thực sự nó không thể nào được làm,
người đó chỉ có thể giả vờ. Và thế rồi thỉnh thoảng hay lúc khác khi người đó
không giả vờ, khi người đó thảnh thơi chút ít - người đó trong tâm trạng ngày
nghỉ và người đó đi chơi ngoài trời - thực tại khẳng định. Thế thì bạn nghĩ bạn
đã bị lừa; người này là kẻ lừa dối. Bạn cứ tưởng người đó tốt, và hôm nay người
đó ăn cắp tiền của bạn. Trong nhiều năm bạn đã từng nghĩ người đó là người tốt,
người đó là thánh nhân - và bây giờ người đó đã ăn cắp tiền của bạn!
Bạn nghĩ người
đó đã lừa bạn sao? Không, chính việc dán nhãn của bạn đã lừa bạn. Người đó hành
động theo thực tại của người đó. Trong thời gian đủ lâu người đó đã cố gắng khớp
với cái khung của bạn, nhưng ngày này hay ngày khác người ta phát triển ra khỏi
cái khung đó. Người ta phải làm những điều người ta muốn làm.
Không ai ở
đây để hoàn thành mong đợi của bạn. Và chỉ rất ít người hèn nhát mới cố gắng
hoàn thành mong đợi của người khác. Người thực sẽ phá huỷ mong đợi của mọi người
về mình, bởi vì người đó không ở đây để bị cầm tù bởi ý tưởng của bất kì ai
khác. Người đó sẽ vẫn còn tự do. Người đó sẽ vẫn còn không nhất quán - đó chính
là tự do là gì. Người đó sẽ làm điều này ngày hôm nay, và người đó sẽ làm điều
gì đó đích xác đối lập vào ngày mai, cho nên bạn không thể mang ý tưởng về người
đó được. Con người thực, chân thực là không nhất quán. Chỉ người giả mới nhất
quán. Người thực, chân thực mang mâu thuẫn bên trong mình. Người đó hoàn toàn tự
do. Người đó tự do tới mức người đó có thể là thế này và người đó có thể là thế
kia nữa, chính cái đối lập nữa. Đó là chọn lựa của người đó - nếu người đó muốn
là người cánh hữu thì người đó là người cánh hữu, nếu người đó muốn là người
cánh tả thì người đó trở thành người cánh tả. Không có cản trở nào trong người
đó. Nếu người đó muốn ở bên trong, người đó có thể ở bên trong, nếu người đó muốn
ở bên ngoài, người đó có thể ở bên ngoài. Người đó là tự do. Người đó có thể là
người hướng ngoại, người đó có thể là người hướng nội, người đó có thể làm bất
kì cái gì. Tự do của người đó chọn lựa trong khoảnh khắc điều cần làm.
Nhưng chúng
ta áp đặt hình mẫu lên mọi người rằng họ phải nhất quán. Việc đặt nhất quán có
giá trị lớn. Chúng ta nói, "Người này nhất quán thế. Người này là vĩ đại -
người này nhất quán thế." Nhưng bạn ngụ ý điều gì bởi "nhất
quán"? Nhất quán nghĩa là người đó chết, người đó không còn sống nữa. Người
đó đã dừng sống vào ngày người đó trở thành nhất quán - kể từ đó người đó đã
không sống.
Khi bạn nói,
"Chồng tôi đáng tin cậy," bạn ngụ ý gì? Anh ấy đã chấm dứt yêu, anh ấy
đã chấm dứt sống - bây giờ không người đàn bà khác nào hấp dẫn anh ấy. Nếu
không đàn bà khác nào hấp dẫn anh ấy, làm sao bạn có thể cứ hấp dẫn anh ấy được?
- bạn là đàn bà mà. Thực tế, bây giờ anh ấy giả vờ. Nếu người đàn ông vẫn còn sống
và yêu, khi anh ấy thấy người đàn bà đẹp anh ấy bị hấp dẫn chứ. Khi người đàn
bà sống và sống động và thích thú, khi cô ấy thấy người đàn ông hay, làm sao cô
ấy không cảm thấy bị hấp dẫn? Điều đó tự nhiên thế! Tôi không nói cô ấy phải đi
với anh ấy - nhưng sự hấp dẫn là tự nhiên. Cô ấy có thể chọn không đi - nhưng
phủ nhận hấp dẫn là phủ nhận bản thân cuộc sống.
Thiền nói:
còn đúng với tự do của bạn. Và thế thì một loại hiện hữu hoàn toàn khác nảy
sinh trong bạn, điều rất không ngờ tới, không dự đoán được. Có tính tôn giáo,
nhưng không đạo đức. Không vô đạo đức - phi luân lí: bên ngoài đạo đức, bên
ngoài vô đạo đức.
Đây là chiều
hướng mới mà Thiền mở vào cuộc sống. Nó hoàn toàn là thực tại tách rời với cái
bạn đã sống trong đó - điều này là hoàn toàn tách rời khỏi cái đó. Nó có phẩm
chất mới; phẩm chất là của vô tính cách.
Đôi khi từ
này gây tổn thương nhiều lắm, bởi vì chúng ta đã yêu mến từ "tính
cách" quá lâu rồi. Chúng ta đã bị ước định trong hàng thế kỉ với từ
"tính cách." Chúng ta nói, "Người đó là con người có tính
cách." Nhưng bạn có quan sát không? Con người có tính cách là người chết.
Con người có tính cách là phân loại được, con người có tính cách là dự đoán được.
Con người có tính cách không có tương lai, chỉ có quá khứ.
Hãy nghe: Con
người có tính cách chỉ có quá khứ của mình. Bởi vì tính cách nghĩa là quá khứ.
Người đó cứ lặp lại quá khứ của mình, người đó là chiếc máy hát bị hỏng. Người
đó cứ nhắc cùng điều lặp đi lặp lại và lặp lại mãi. Người đó chẳng có gì mới để
nói. Người đó chẳng có gì mới để sống, người đó chẳng có gì mới để hiện hữu.
Chúng ta gọi người đó là con người có tính cách. Bạn có thể dựa vào người đó, bạn
có thể phụ thuộc vào người đó. Người đó sẽ không nuốt lời hứa của mình - vâng,
điều đó đúng. Người đó có tiện dụng lớn lao, tiện dụng xã hội là lớn nhưng người
đó chết, người đó là cái máy.
Máy có tính
cách; bạn có thể phụ thuộc vào chúng. Đó là lí do tại sao chúng ta cứ loại bỏ,
dần dần, tất cả con người và thay thế người bằng máy. Máy dự đoán được hơn nhiều,
chúng có cá tính lớn hơn - bạn có thể phụ thuộc vào chúng.
Ngựa không
mang tính phụ thuộc được như xe hơi. Ngựa có một loại tính cách nào đó - ngày
nào đó nó không có tâm trạng này, và ngày khác nó không muốn đi đường bạn muốn
đi, và ngày nọ nó rất nổi dậy. Và ngày nào đó nó đơn giản đứng đó và sẽ không
chuyển động. Nó có linh hồn; bạn không thể luôn luôn phụ thuộc vào nó được.
Nhưng chiếc xe hơi không có linh hồn. Nó chỉ được gắn vào nhau; nó không có
trung tâm. Nó đơn giản đi theo đường bạn muốn nó đi. Ngay cả bạn muốn lái xe
phóng qua vách đá, nó sẽ đi. Ngựa sẽ nói, "Đợi đã! Nếu ông muốn tự tử, ông
có thể làm điều đó, nhưng tôi không làm nó đâu. Ông có thể nhảy. Tôi không nhảy."
Nhưng chiếc xe sẽ không nói không, nó không có linh hồn để nói không. Nó chưa
bao giờ nói có, nó chưa bao giờ nói không.
Đôi khi ngay
cả tâm trí của nhà toán học lớn cũng đơn giản không làm việc. Nhưng máy tính cứ
làm việc hai mươi bốn giờ - ngày nọ ngày kia, năm nọ năm kia - không có vấn đề
về không làm việc. Máy có tính cách, tính cách rất phụ thuộc. Và đó là điều
chúng ta đã từng cố gắng làm. Đầu tiên chúng ta cố gắng làm người thành máy;
chúng ta đã không thể thành công trong điều đó một trăm phần trăm, cho nên dần
dần chúng ta bắt đầu phát minh ra máy móc để cho chúng có thể thay thế con người.
Chẳng chóng thì chầy mọi người sẽ bị thay thế ở mọi nơi. Máy sẽ làm tốt hơn nhiều,
hiệu quả hơn nhiều, tin cậy hơn, nhanh hơn.
Con người có
tâm trạng bởi vì con người có linh hồn! Bởi vì con người có linh hồn, con người
chỉ có thể đích thực nếu người đó vẫn còn không có tính cách nào. Tôi ngụ ý gì
khi tôi nói, "vô tính cách"? Tôi ngụ ý người đó vứt bỏ quá khứ của
mình. Người đó không sống theo quá khứ của mình - đó là lí do tại sao người đó
là không dự đoán được. Người đó sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, người đó
sống trong hiện tại. Người đó nhìn quanh và người đó sống, người đó thấy điều
xung quanh mình và người đó sống, người đó cảm điều xung quanh và người đó sống.
Người đó không có ý tưởng cố định về cách sống; người đó chỉ có nhận biết. Cuộc
sống của người đó vẫn còn là luồng chảy thường xuyên. Người đó có tính tự phát
- đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói người thực là vô tính cách. Người đó có tính
tự phát.
Người đó có
tính đáp ứng. Nếu bạn nói điều gì đó với người đó, người đó đáp ứng lại nó, người
đó không lặp lại lời sáo rỗng. Người đó đáp ứng với bạn - với khoảnh khắc này,
với câu hỏi này, với tình huống này. Người đó không đáp ứng với tình huống đã học,
tình huống khác nào đó. Người đó đáp ứng với bạn, người đó nhìn vào trong bạn.
Người đó không phản ứng, người đó đáp ứng. Phản ứng tới từ quá khứ.
Chuyện xảy
ra: Một Thiền sư hỏi, "Bí mật của Phật là gì? Ông ấy đã chuyển giao cái gì
cho Mahakashyapa khi ông ấy đưa cho ông này bông hoa? Sao ông ấy nói, 'Ta trao
cho Mahakashyapa điều ta đã không thể trao được cho bất kì ai khác - bởi vì người
khác chỉ có thể hiểu được lời, Mahakashyapa có thể hiểu được im lặng?"
Hôm đó Phật
đã tới với bông sen trong tay. Tất cả các đệ tử cứ nhìn mãi nhìn hoài, và họ đều
lo nghĩ và họ bắt đầu trở nên ngày một bồn chồn hơn. Ông ấy chẳng nói gì cả,
ông ấy nhìn mãi hoa sen... cứ dường như ông ấy đã quên mất toàn thể hội chúng.
Nhiều phút trôi qua, và cả giờ qua đi, và mọi người trở nên rất bồn chồn. Và thế
rồi Mahakashyapa bắt đầu cười. Phật gọi ông ấy và đưa ông ấy bông hoa và nói,
"Điều ta có thể cho qua lời, ta đã cho người khác. Điều ta không thể cho
qua lời, ta trao nó cho ông, Mahakashyapa. Giữ lấy nó cho tới khi ông tìm ra một
người có thể đón nhận được thông điệp trong im lặng."
Thiền sư hỏi
các đệ tử của mình, "Bí mật là gì? Cái gì đã được trao qua bông sen? Cái
gì đã xảy ra trong khoảnh khắc đó?" Một đệ tử đứng dậy, nhảy múa, chạy mất.
Và thầy nói, "Đúng rồi. Đích xác đây là điều nó vậy đấy."
Nhưng một thầy
khác trong cùng tu viện tới gặp thầy này lúc ban đêm và nói, "Ông không
nên đồng ý sớm thế, sự đồng ý của ông quá sớm, tôi ngờ đấy."
Thế là thầy
này đi tới đệ tử kia, người đã nhảy múa và với người đó ông ấy đã nói,
"Đúng, đây là nó." Ngay trong đêm ông ấy tới đó và ông ấy hỏi lại
cùng câu hỏi: "Phật đã trao cái gì trong bông sen đưa cho Mahakashyapa?
Mahakashyapa đã hiểu cái gì khi ông ấy mỉm cười? Nó là gì vậy? Nói cho ta câu
trả lời."
Anh thanh
niên nhảy múa. Và thầy đánh cho anh ta một cú nên thân! Thầy nói, "Điều
này sai rồi, tuyệt đối sai."
Đệ tử nói,
"Nhưng vừa mới sáng nay thầy đã nói nó là đúng."
Và thầy nói,
"Đúng. Buổi sáng nó là đúng, đến đêm nó là sai. Anh đang lặp lại. Buổi
sáng ta nghĩ nó đã là câu trả lời. Bây giờ ta biết nó là phản ứng."
Câu trả lời
phải thay đổi, nếu nó là đáp ứng, mỗi lúc câu hỏi được nêu ra. Câu hỏi có thể vẫn
vậy nhưng chẳng cái gì khác là vẫn vậy. Buổi sáng khi thầy hỏi, mặt trời đang mọc
và chim chóc líu lo, và cả hội chúng... cả nghìn sư đang ngồi trong thiền - đó
đã là một loại thế giới hoàn toàn khác. Vâng, câu hỏi vẫn vậy, cách nói ngôn ngữ
vẫn vậy. Nhưng cái toàn thể đã thay đổi rồi, động thái đã đổi rồi. Ban đêm nó
hoàn toàn khác; thầy một mình cùng đệ tử trong phòng anh ta. Mặt trời không có
đó trên trời, và chim chóc không còn hót, và không có ai khác nhìn cả. Thầy đã
thay đổi. Vài giờ này, dòng sông đã chảy tiếp, đã đi vào đồng cỏ mới, đã đi vào
lãnh thổ mới. Câu hỏi này chỉ có vẻ như vẫn vậy. Nhưng đệ tử đã bị cố định. Anh
ta nghĩ, "Vậy mình đã biết câu trả lời rồi."
Không, trong
cuộc sống thực chẳng ai biết câu trả lời cả. Trong cuộc sống thực bạn phải mang
tính đáp ứng. Trong cuộc sống thực bạn không thể mang câu trả lời làm sẵn, cố định,
sáo rỗng. Trong cuộc sống thực bạn phải cởi mở. Đệ tử đó đã lỡ.
Người vô tính
cách là người không có câu trả lời, người không có triết lí, người không có ý
tưởng đặc biệt về mọi sự phải thế nào. Dù chúng là thế nào, người đó vẫn còn cởi
mở. Người đó là tấm gương - người đó phản xạ.
Bạn không
quan sát sao? Nếu bạn đến trước gương, nếu bạn giận dữ, tấm gương phản xạ khuôn
mặt giận dữ của bạn; nếu bạn cười tấm gương phản xạ khuôn mặt cười của bạn. Nếu
bạn già tấm gương phản xạ tuổi già của bạn, nếu bạn trẻ tấm gương phản xạ tuổi
thanh xuân của bạn. Bạn không thể nói với tấm gương, "Hôm qua anh phản xạ
tôi cười, và hôm nay anh phản xạ tôi giận và buồn thế sao? Anh ngụ ý gì vậy?
Anh không nhất quán. Anh không có tính cách nào! Tôi sẽ vứt anh ra khỏi nhà đấy."
Tấm gương
không có tính cách. Và con người thực là giống như tấm gương.
Thiền là vô
phán xét, Thiền là vô đánh giá, Thiền không áp đặt tính cách lên bất kì ai. Bởi
vì để áp đặt tính cách, bạn sẽ cần đánh giá - tốt hay xấu. Để áp đặt tính cách
bạn sẽ phải tạo ra những cái phải và phải không; bạn sẽ phải cho những lời răn.
Để áp đặt tính cách bạn sẽ phải là một Moses - bạn không thể là một Bồ đề đạt
ma được. Để áp đặt tính cách bạn sẽ phải tạo ra sợ hãi và tham lam. Bằng không
ai sẽ nghe bạn? Bạn sẽ phải là một B. F. Skinner và đối xử với mọi người như
chuột - huấn luyện họ, trừng phạt họ, thưởng họ, để cho họ bị ép buộc vào hình
mẫu nào đó.
Đó là điều đã
từng được làm cho bạn. Cha mẹ bạn đã làm điều đó, nền giáo dục của bạn đã làm
điều đó, xã hội, quốc gia của bạn đã làm điều đó. Thiền nói: Bây giờ thế là đủ
rồi, thoát khỏi nó đi. Vứt tất cả những cái vô nghĩa này đi, bắt đầu là bản
thân mình. Điều đó không có nghĩa là Thiền để bạn trong hỗn độn. Không, chính
điều đối lập lại. Thiền, thay vì cho bạn tính cách và lương tâm để thao túng
tính cách, nó cho bạn tâm thức.
Sự khác biệt
này phải được chú ý, ghi nhớ. Tất cả các tôn giáo khác đều cho bạn lương tâm.
Thiền cho bạn tâm thức. Lương tâm nghĩa là, "Cái này tốt, cái kia xấu. Làm
cái này, không làm cái kia." Tâm thức đơn giản nghĩa là, "Là tấm
gương - phản xạ, đáp ứng." Đáp ứng là đúng, phản ứng là sai. Có tính đáp ứng
không có nghĩa là tuân theo những qui tắc nào đó; có trách nhiệm nghĩa là có khả
năng của đáp ứng.
Thiền làm cho
bạn chói sáng từ bên trong. Không áp đặt từ bên ngoài, không giáo hoá từ bên
ngoài; nó không cho bạn áo giáp, cơ chế phòng thủ. Nó không bận tâm về ngoại vi
của bạn, nó đơn giản tạo ra ngọn đèn bên trong tại trung tâm của bạn, tại chính
trung tâm của bạn. Và ánh sáng đó cứ phát triển mãi... và một ngày nào đó toàn
thể nhân cách của bạn đều chói sáng.
Thái độ Thiền
này, cách tiếp cận này nảy sinh thế nào? Nó nảy sinh từ thiền. Nó là đỉnh tối thượng
của tâm thức thiền. Nếu bạn thiền, dần dần bạn sẽ thấy - mọi thứ đều tốt, mọi
thứ đều như nó phải vậy. Tathata, như vậy, nảy sinh. Thế thì, nhìn thấy kẻ trộm
bạn không nghĩ rằng người đó phải được biến đổi - bạn đơn giản đáp ứng. Thế thì
bạn không nghĩ rằng người đó là xấu. Và khi bạn không nghĩ về một người là người
đó xấu, ác, bạn đang tạo ra khả năng cho người đó được biến đổi. Bạn đang chấp
nhận người đó như người đó vậy. Và qua chấp nhận đó là biến đổi.
Bạn đã từng
quan sát điều đó cũng xảy ra trong đời mình chưa? Bất kì khi nào ai đó chấp nhận
bạn một cách hoàn toàn, vô điều kiện, bạn bắt đầu thay đổi. Việc chấp nhận của
người đó cho bạn dũng cảm thế... Khi có ai đó đơn giản yêu bạn như bạn vậy, bạn
không thấy phép màu xảy ra rằng cái gì đó thay đổi, lập tức bắt đầu thay đổi,
nhanh chóng đó sao? Chính sự chấp nhận rằng bạn được yêu như bạn vậy - không
cái gì được mong đợi từ bạn - cho bạn linh hồn, làm cho bạn được hoà hợp, làm
cho bạn tự tin, cho bạn tin cậy. Làm cho bạn cảm thấy rằng mình hiện hữu. Rằng
bạn không cần hoàn thành các mong đợi, rằng bạn có thể HIỆN HỮU, rằng bản thể
nguyên thuỷ của bạn được kính trọng.
Cho dù bạn có
thể tìm ra một người kính trọng bạn hoàn toàn - bởi vì mọi phán xét đều là bất
kính - người chấp nhận bạn như bạn vậy, người không đưa ra đòi hỏi nào với bạn,
người nói, "Cứ như bạn vậy. Đích thực là bản thân mình. Tôi yêu bạn. Tôi
yêu bạn, không phải điều bạn làm. Tôi yêu bạn vì bạn đang trong cái ta của bạn,
cốt lõi bên trong nhất của bạn; tôi không lo nghĩ về ngoại vi của bạn và quần
áo của bạn. Tôi yêu bản thể bạn - không phải cái bạn có. Tôi không quan tâm tới
bạn có gì, tôi chỉ quan tâm tới một điều - bạn là gì. Và bạn đẹp vô
cùng"...
Đó chính là
tình yêu là gì. Đó là lí do tại sao tình yêu lại mang tính nuôi dưỡng thế. Khi
bạn có thể tìm thấy người đàn bà hay đàn ông đơn giản yêu bạn - chẳng bởi lí do
nào cả, chỉ vì yêu thôi - tình yêu biến đổi. Bỗng nhiên bạn là người khác, người
mà bạn chưa bao giờ đã từng là. Bỗng nhiên mọi nỗi buồn đều biến mất, mọi đờ đẫn
mất đi. Bỗng nhiên bạn thấy điệu vũ trong bước đi của mình, bài ca trong tim
mình. Bạn bắt đầu đi theo cách khác - duyên dáng nảy sinh.
Quan sát điều
đó: bất kì khi nào ai đó yêu bạn, chính hiện tượng yêu đó là đủ. Lạnh lẽo của bạn
biến mất, bạn bắt đầu nồng hậu. Trái tim bạn không còn dửng dưng với thế giới.
Bạn nhìn vào hoa nhiều hơn, bạn nhìn vào bầu trời nhiều hơn - bầu trời có thông
điệp... bởi vì người đàn bà đã nhìn vào trong mắt bạn, hay người đàn ông đã
nhìn vào trong mắt bạn và đã chấp nhận bạn hoàn toàn, không mong đợi gì. Nhưng
điều này không kéo dài lâu, bởi vì mọi người ngu xuẩn thế. Tuần trăng mật này,
chẳng chóng thì chầy sẽ biến mất - một tuần, hai tuần, ba tuần là nhiều nhất.
Chẳng chóng thì chầy người đàn bà bắt đầu mong đợi và người đàn ông bắt đầu
mong đợi. "Làm cái này. Không làm cái kia." Và bạn lại bị kéo lùi lại,
bạn không còn trên trời nữa. Bạn lại bị nặng gánh, tình yêu đã biến mất. Bây giờ
người đàn bà quan tâm nhiều tới ví tiền của bạn. Bây giờ người đàn ông quan tâm
nhiều tới thức ăn của mình. Thu xếp chuyện gia đình, thu xếp nhà cửa, và cả
nghìn lẻ một thứ chi tiết - nhưng bạn không còn hài hoà với bản thể của nhau nữa.
Nếu hài hoà
đó vẫn còn, thế thì mọi sự là tốt. Bạn có thể cứ làm cả nghìn lẻ một thứ, chẳng
cái gì bị rối loạn. Nhưng nếu hài hoà đó bị mất; bạn bắt đầu coi nhau như được
cho không. Trong vòng ba tuần bạn đã dán nhãn lên nhau rồi. Cái ngày việc dán
nhãn của bạn hoàn thành, tuần trăng mật qua đi.
Thiền tin vào
tình yêu. Nó không tin vào qui tắc, qui định. Nó không tin vào bất kì kỉ luật
bên ngoài nào, nó tin vào cái bên trong. Nó tới từ tình yêu, nó tới từ kính trọng,
từ tin cậy. Khi bạn thiền, bạn bắt đầu tin cậy vào sự tồn tại. Thấy khác biệt:
nếu bạn hỏi người Ki tô giáo hay người Hindu, tin cậy là đòi hỏi đầu tiên. Người
đó nói, "Tin cậy sự tồn tại - thế thì ông sẽ biết Thượng đế là gì."
Trong Thiền, đó không phải là đòi hỏi đầu tiên. Thiền nói: Thiền. Từ thiền tin
cậy nảy sinh, và tin cậy làm cho sự tồn tại thành thiêng liêng. Tathata nảy
sinh, tính như vậy nảy sinh.
Làm sao bạn
có thể cứ kết án nếu bạn biết mọi thứ đều mang tính thượng đế? Cái gọi là người
Vedantin ở Ấn Độ nói "Tất cả đều là Brahma" - nhưng họ vẫn cứ kết án.
Họ vẫn cứ nói rằng người ta là tội đồ và người ta là thánh nhân, và thánh nhân
sẽ lên trời còn tội đồ sẽ xuống địa ngục. Điều này dường như ngớ ngẩn, nếu tất
cả đều là Brahma, tất cả đều là Thượng đế. Thế thì làm sao bạn có thể là tội đồ
được? Thế thì chính Thượng đế là tội đồ trong bạn. Làm sao Thượng đế xuống địa
ngục được?
Thiền nói
ngày bạn biết tất cả đều là thiêng liêng, mọi thứ đều là Thượng đế. Nhưng họ
không dùng từ "thượng đế" chút nào - bởi vì các tôn giáo khác đã làm
biến chất từ này tồi tệ thế, làm ô uế nó, ô nhiễm nó, đầu độc nó. Họ không dùng
từ "thượng đế." Khi bạn thiền, và dần dần bạn bắt đầu thấy mọi thứ
như chúng vậy, và bạn bắt đầu tin cậy và kính trọng mọi thứ như chúng vậy, tin
cậy nảy sinh. Tin cậy đó là tathata - như vậy.
Tathata dẫn tới
tầm nhìn về tương quan lẫn nhau của sự tồn tại. Thế thì toàn thể vũ trụ là một
đơn vị, vận hành trong một đơn vị hữu cơ. Họ có một từ đặc biệt cho nó, họ gọi
nó là "jiji muge hokkai" - khi bạn đi tới biết rằng toàn thể sự tồn tại
mang tính nhất thể - nó thực sự là uni-verse (một-vũ trụ), không phải là
multiverse (đa vũ trụ) - rằng mọi thứ đều được nối với mọi thứ khác; rằng tội đồ
và thánh nhân tất cả đều giống như một phần của một mạng lưới, họ không tách rời;
rằng tốt và xấu được gắn liền nhau. Cũng như bóng tối và ánh sáng được gắn với
nhau, cũng như chết và sống được gắn với nhau, tốt và xấu cũng vậy.
Mọi thứ đều
được liên nối. Nó là một mạng, một hình mẫu đẹp.
Nghe những lời
này của Berenson:
"Đó là một
sáng đầu hè. Màn sương bạc lung linh và rung rinh trên những cây chanh. Không
khí được chất đầy với sự âu yếm. Tôi nhớ... rằng tôi đã trèo lên gốc cây và bỗng
nhiên cảm thấy được ngập vào trong cái nó đó. Tôi đã không gọi nó bằng cái tên
đó; trong trạng thái đó của tâm trí không có lời. Nó thậm chí không phải là cảm
giác. Tôi không có nhu cầu về lời. Nó và tôi là một. Đơn giản nó có đó, phúc lành."
Tathata nghĩa
là đi tới một khoảnh khắc mà bạn bỗng nhiên thấy rằng sự tồn tại là một, liên
quan lẫn nhau, nhảy múa trong một điệu vũ, và dàn nhạc. Và tất cả đều được cần
tới - cái xấu cũng được cần tới nhiều như cái tốt. Jesus một mình sẽ không có tác
dụng, Judas là điều phải có. Không có Judas, Jesus sẽ không giầu có thế. Vứt bỏ
Judas ra khỏi Kinh Thánh và Kinh Thánh mất đi nhiều. Vứt bỏ Judas ra khỏi Kinh
Thánh và Jesus ở đâu được? Jesus là gì? Judas cho sự tương phản; ông ấy tạo ra
bối cảnh. Ông ấy trở thành đám mây tối trong đó Jesus trở thành niềm hi vọng.
Không có mây tối sẽ không có niềm hi vọng. Jesus phải cảm ơn Judas. Và không phải
ngẫu nhiên mà khi ông ấy rửa chân cho đệ tử của mình, chân đầu tiên ông ấy rửa
là chân của Judas. Thế rồi khi ông ấy xin phép ra đi, nói lời tạm biệt, ông ấy
ôm Judas nhiều hơn bất kì ai khác, ông ấy đã hôn Judas nhiều hơn bất kì ai
khác. Ông này là đệ tử cao nhất.
Bây giờ, đây
là bí ẩn đằng sau bí ẩn. Đã có tin đồn trong giới bí truyền, qua nhiều thời đại,
rằng đó tất cả đã được bản thân Jesus lập kế hoạch. Gurdjieff tin điều đó nhiều
lắm. Và có mọi khả năng là Judas đơn giản tuân theo mệnh lệnh từ Jesus - để phản
bội ông ấy, đi và bán ông ấy cho kẻ thù. Và điều đó có vẻ logic hơn. Bởi vì dù
Judas có thể là người xấu thế nào, chỉ bán Jesus lấy ba mươi đồng bạc thôi
sao?... dường như quá nhiều. Judas đã ở cùng Jesus trong một thời gian dài, và
ông ấy là đệ tử thông minh nhất trong tất cả. Ông ấy là người có giáo dục duy
nhất, ông ấy là người duy nhất có thể được gọi là trí thức. Thực tế ông ấy còn
là người thông thái hơn bản thân Jesus. Ông ấy là học giả quanh Jesus.
Dường như việc
bán Jesus lấy ba mươi đồng bạc là quá nhiều. Không. Và bạn có biết điều gì đã xảy
ra? Khi Jesus bị đóng đinh, Judas tự tử - ngày hôm sau. Người Ki tô giáo không
nói nhiều về điều đó, nhưng nó phải được nói tới chứ. Sao ông ấy đã tự tử? Công
việc của ông ấy đã chấm dứt - ông ấy phải đi với thầy. Người có thể bán thầy
mình lấy ba mươi đồng bạc, bạn có thể nghĩ về người đó cảm thấy mặc cảm tới mức
người đó phải tự tử không? Không thể được. Sao ông ấy phải bận tâm? Không, ông ấy
đã đơn giản tuân theo mệnh lệnh từ thầy. Ông ấy không thể nói không - đó là một
phần của sự buông xuôi của ông ấy. Ông ấy phải nói có. "Không" không
thể được nói với thầy. Điều đó đã được lập kế hoạch. Có lí do trong nó: chính
là qua việc đóng đinh mà thông điệp của Jesus đã sống trên thế giới này. Không
có Ki tô giáo nếu không có việc đóng đinh này. Đó là lí do tại sao tôi gọi Ki
tô giáo là "thập tự giáo." Nó không phải là Ki tô giáo - bởi vì chỉ
Christ sẽ không có tác dụng, cây thập tự được cần tới cho nó xảy ra.
Khi bạn thấy
tương quan của mọi sự, thế thì Judas cũng trở thành một phần của trò chơi mà
Jesus là một phần. Thế thì xấu là một phần của tốt. Thế thì Quỉ không là ai
ngoài thiên thần của Thượng đế - và tôi không gọi ông ấy là thiên thần sa ngã.
Có thể đang trong sứ mệnh lớn trên thế giới, được bản thân Thượng đế phái tới -
có thể là đệ tử gần gũi nhất của ông ấy.
Từ
"devil - quỉ" bắt nguồn từ cùng gốc như "divine - thiêng
liêng." Đó là chỉ dẫn. Vâng, Quỉ cũng là thiêng liêng.
Sasaki kể lại:
Khi thầy giáo
của tôi nói với tôi về cái này, ông ấy nói, "Bây giờ nghĩ về bản thân
mình. Em nghĩ em là người tách biệt, là hòn đảo. Nhưng em không là vậy. Không
có bố và mẹ, em sẽ không có. Không có các bố và mẹ của họ, họ sẽ không có và em
sẽ không có."
Và vân vân -
bạn có thể đi tới chính lúc bắt đầu vô thuỷ. Bạn có thể cứ đi lùi mãi, và bạn sẽ
thấy mọi thứ đã xảy ra trong sự tồn tại mãi cho tới nay, phải xảy ra để cho bạn
xảy ra. Bằng không bạn sẽ không xảy ra. Bạn được liên nối thế. Bạn chỉ là một
phần nhỏ của dây chuyền dài vô hạn. Tất cả những cái đang đó, đều được bao hàm
trong bạn, tất cả những cái đã trôi qua đều được bao hàm trong bạn. Bạn là đỉnh,
tại khoảnh khắc này, của tất cả những cái đã đi trước bạn. Trong bạn toàn thể
quá khứ tồn tại. Nhưng đây không phải là tất cả. Từ bạn, con bạn sẽ tới, và con
của con bạn... và vân vân.
Từ hành động
của bạn sẽ tới hành động kết quả, và từ hành động kết quả sẽ tới các kết quả khác,
và từ các kết quả khác sẽ có hành động khác. Bạn sẽ biến mất, nhưng bất kì cái
gì bạn làm sẽ tiếp tục. Nó sẽ có sự dội lại, qua nhiều thời đại, tới chính tận
cùng.
Cho nên toàn
thể quá khứ đều được bao hàm trong bạn, và toàn thể tương lai nữa. Tại khoảnh
khắc này quá khứ và tương lại gặp gỡ trong bạn, vô cùng vô tận, theo cả hai hướng.
Bạn giữ bên trong mình hạt mầm từ đó tương lai sẽ nảy sinh, cũng nhiều như bạn
tại khoảnh khắc này là trọn vẹn của quá khứ. Cho nên bạn là trọn vẹn của tương
lai nữa. Khoảnh khắc này là tất cả, bạn là tất cả. Bởi vì cái toàn thể được bao
hàm trong bạn, cái toàn thể đóng góp vào bạn. Cái toàn thể đan chéo bạn.
Họ nói rằng
khi bạn chạm vào một nhành cỏ bạn đã chạm tới tất cả các vì sao. Bởi vì mọi thứ
đều được bao hàm trong mọi thứ khác, mọi thứ đều ở bên trong mọi thứ khác.
Thiền gọi sự
tham gia này của cái toàn thể trong từng bộ phận của nó là "jiji muge
hokkai." Điều đó được minh hoạ bởi khái niệm về lưới vũ trụ. Lưới này được
gọi là "lưới của Indra" ở Ấn Độ, một lưới lớn trải rộng khắp vũ trụ,
chiều đứng biểu diễn thời gian, chiều ngang biểu diễn không gian. Tại từng điểm
nơi dây lưới bắt chéo qua nhau là một hạt tinh thể, biểu tượng của một sự tồn tại.
Từng hạt tinh thể phản xạ trên bề mặt của nó không chỉ mọi hạt khác trong lưới
mà còn phản xạ mọi sự phản xạ khác của mọi hạt khác lên từng hạt riêng. Phản xạ
vô tận, vô hạn lẫn nhau - điều này được gọi là jiji muge hokkai.
Khi Phật
Gautam cầm một bông sen trong tay, ông ấy đang biểu lộ jiji muge hokkai này.
Mahakashyapa đã hiểu điều đó. Đây là thông điệp - rằng trong bông sen nhỏ này tất
cả đều được bao hàm: toàn thể quá khứ, toàn thể tương lai, mọi chiều đều được
bao hàm. Trong bông sen nhỏ này, mọi thứ đã nở hoa, và mọi thứ khác sẽ nở hoa đều
được chứa trong bông sen nhỏ này. Mahakashyapa cười; ông ấy đã hiểu thông điệp
này: jiji muge hokkai. Đó là lí do tại sao bông hoa đã được trao cho
Mahakashyapa, như một thẻ bài về việc truyền trao bên ngoài lời.
Do đó từ bi
Phật giáo dành cho tất cả, và lòng biết ơn với tất cả, và sự kính trọng với tất
cả - bởi vì mọi thứ đều được bao hàm trong nhau.
Bây giờ đến
câu chuyện Thiền này:
Một tối khi
Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên trộm cầm kiếm sắc đi vào, đòi nộp tiền
hoặc mạng sống của ông ấy.
Shichiri nói
với nó, "Đừng quấy rầy ta. Ông có thể tìm tiền ở ngăn kéo kia." Thế rồi
ông ấy trở lại tụng kinh.
Không kết án,
không phán xét. Đơn giản chấp nhận - dường như làn gió thoảng đã vào, không phải
là tên trộm. Thậm chí không một thay đổi nhỏ trong mắt ông ấy - dường như người
bạn đã tới, không phải kẻ trộm. Không thay đổi gì trong thái độ của ông ấy. Ông
ấy nói, "Đừng quấy rầy ta. Ông có thể tìm tiền ở ngăn kéo kia. Ông không
thấy ta đang tụng kinh sao? Ít nhất ông cũng nên kính trọng, đừng quấy rầy người
đang tụng kinh, chỉ vì điều ngu xuẩn như tiền. Ông đi ra mà tự tìm lấy! Và đừng
quấy rầy ta."
Bây giờ xem:
ông ấy không chống lại kẻ trộm bởi vì nó đã tới ăn trộm. Ông ấy không chống lại
kẻ trộm bởi vì người đó theo đuổi tiền, bị ám ảnh bởi tiền - không chẳng có gì
thuộc loại đó. Sự chấp nhận đơn giản: đây là cách người đó là vậy. Và ai biết
được? Đây là cách người đó PHẢI là vậy. Và tại sao tôi phải kết án? Tôi là ai?
Nếu người đó có thể đủ tốt không quấy rầy tôi, thế là đủ, thế còn quá điều mong
đợi từ ai đó khác. Cho nên xin đừng quấy rầy tôi.
Chút ít sau
đó ông ấy dừng lại và gọi, "Đừng lấy cả đi. Ta cần một ít để đóng thuế
ngày mai."
Hãy thấy ra vấn
đề - thân thiện thế. Không có thù nghịch gì trong nó. Và bởi vì không có thù
nghịch gì, không có sợ hãi trong nó. Bởi vì không có kết án, sự kính trọng sâu
sắc thế, ông ấy có thể tin cậy rằng người đó sẽ đi. Khi bạn cho một cách toàn
tâm thế, bạn có thể tin cậy - ngay cả người tồi nhất trong mọi người ít nhất
cũng có sự kính trọng với sự kính trọng của bạn đối với người đó. Người đó sẽ kính
trọng, bạn có thể tin cậy. Khi bạn tin cậy ai đó, khi bạn không phán xét và
không kết án, bạn có thể tin cậy rằng người đó sẽ tin cậy bạn. Ông ấy đơn giản
nói, "Đừng lấy cả đi. Ta cần một ít để đóng thuế ngày mai."
Tên trộm thu
gần hết số tiền và bắt đầu bỏ đi. "Hãy cám ơn người khi ông nhận món
quà..."
Bây giờ, thấy
từ bi của người này. Ông ấy không gọi điều đó là ăn trộm; ông ấy nói, "Hãy
cám ơn người khi ông nhận món quà." Ông ấy đang biến đổi; tầm nhìn của ông
ấy là hoàn toàn khác. Ông ấy không muốn người này cảm thấy mặc cảm; từ bi của
ông ấy thật mênh mông. Nếu không về sau người này sẽ bắt đầu cảm thấy mặc cảm.
Người này nhất định cảm thấy mặc cảm - ăn cắp của nhà sư nghèo, người ăn xin
nghèo, người chẳng có gì mấy ngay chỗ đầu tiên, ăn cắp của người sẵn sàng cho
thế, tôi, người đã chấp nhận ông toàn bộ thế - người này sẽ cảm thấy mặc cảm,
người này sẽ bắt đầu ăn năn. Người này sẽ không thể nào ngủ được khi về nhà.
Người này phải quay lại vào buổi sáng để được tha thứ.
Không, điều
đó sẽ là không tốt. Thiền không muốn tạo ra mặc cảm theo bất kì cách nào. Đó là
điều Thiền tất cả là gì, một tôn giáo không tạo ra mặc cảm nào. Tôn giáo có thể
rất dễ được tạo ra bằng mặc cảm, đó là điều các tôn giáo khác đã làm. Nhưng khi
bạn tạo ra mặc cảm bạn đã tạo ra cái gì đó còn tồi tệ hơn bạn sẽ chữa chạy. Thiền
không tạo ra mặc cảm nào, làm mọi chăm sóc để không tạo ra bất kì mặc cảm nào
trong bất kì ai.
Bây giờ ông ấy
nói, "Hãy cám ơn người khi ông nhận món quà. Đây là món quà! Ông thậm chí
không biết đền điều này sao? Ta đang cho ông - ông không ăn trộm nó từ
ta." Khác biệt làm sao! Nó là cùng một điều.
Đây là điều
Thiền nói: Cho - thay vì nó bị giật mất. Và đây là toàn bộ tầm nhìn về cuộc sống.
Trước khi cái chết tới cho đi mọi thứ để cái chết không cần cảm thấy mặc cảm.
Trao cuộc sống của bạn cho cái chết như món quà. Đây là từ bỏ của Thiền. Nó
khác toàn bộ với từ bỏ của người Hindu hay Cơ đốc giáo - họ cho để được. Thiền
cho để cho không mặc cảm nào bị tạo ra ở bất kì đâu trên thế giới; không mặc cảm
nào được cảm thấy đằng sau.
Người này cám
ơn ông ấy và chuồn mất. Vài ngày sau đó tên trộm bị bắt, và thú nhận, trong số
những người khác, đã phạm tội với Shichiri. Khi Shichiri được triệu tới làm
nhân chứng ông ấy nói, "Người này không phải là kẻ trộm, ít nhất khi có
liên quan tới ta. Ta đã cho anh ta tiền và anh ta cám ơn ta về điều đó."
Bạn thấy vấn
đề không? Kính trọng làm sao! Kính trọng mênh mông làm sao! Kính trọng vô điều
kiện làm sao với một người - với tên trộm!
Nếu Shichiri
này mà là thánh nhân Ki tô giáo, ông ấy đã doạ người này phải bị đầy địa ngục -
và ở địa ngục vĩnh viễn. Nếu ông ấy mà là thánh nhân Hindu, ông ấy đã thuyết giảng
cho người này một bài dài lê thê về không trộm cắp, và ông ấy đã làm cho người
này hoảng sợ rằng người này sẽ bị tống vào ngọn lửa địa ngục. Ông ấy sẽ vẽ ra bức
tranh rùng rợn về địa ngục, và ông ấy sẽ thuyết giảng cái vô dụng của tiền.
Trông đấy:
Thiền sư không nói gì về tính vô dụng của tiền. Thực tế, thay vì thế ông ấy
nói, "Để lại một ít cho ta; đến sáng ta sẽ cần nó." Tiền có mục đích.
Người ta cần không bị ám ảnh, theo cách này hay cách nọ, ủng hộ hay chống đối.
Tiền là thứ tiện dụng. Bạn cần không chỉ sống vì tiền, và bạn không cần chống lại
tiền. Nó chỉ là thứ tiện dụng. Đó chính là thái độ của tôi với tiền là gì: Tiền
phải được dùng, nó là công cụ.
Trong thế giới
tôn giáo, tiền bị kết án rất nhiều - người tôn giáo rất sợ tiền. Nỗi sợ đó
không là gì ngoài tham lam đứng lộn đầu. Nó là cùng tham lam đó mà bây giờ đã
trở thành sợ hãi. Nếu bạn đi tới thánh nhân Hindu với tiền trong tay ông ấy sẽ
nhắm mắt lại, ông ấy sẽ không nhìn vào tiền. Nhiều sợ hãi tiền thế sao? Sao bạn
phải nhắm mắt? Ông ấy sẽ cứ nói rằng tiền là bẩn thỉu - nhưng ông ấy chẳng bao
giờ nhắm mắt khi ông ấy nhìn vào cái bẩn thỉu. Điều này là rất phi logic. Thực
tế, nếu tiền là bẩn thỉu thì ông ấy phải nhắm mắt trong hai mươi bốn giờ, bởi
vì bẩn thỉu ở mọi nơi. Tiền là bẩn sao? Thế thì sao lại sợ bẩn thế? Nỗi sợ là
gì?
Thiền có cách
tiếp cận hoàn toàn khác và rất nền tảng. Thầy không nói rằng tiền là bẩn và bạn
không nên tìm tiền của người khác. Nó có liên quan gì tới mọi người? Tiền chẳng
của ai cả. Cho nên nói với ai đó, "Anh là tên trộm," là tin vào tài sản
riêng tư. Là tin rằng ai đó có thể có nó một cách đúng đắn và ai đó có thể có
nó một cách sai trái, ai đó có quyền sở hữu nó và ai đó không có quyền.
Trộm cắp bị kết
án bởi vì tâm trí tư bản trên thế giới; nó là một phần của tâm trí tư bản. Tâm
trí tư bản nói tiền thuộc về ai đó - có người chủ đúng, và không ai được lấy nó
đi.
Nhưng Thiền
nói chẳng cái gì thuộc vào bất kì ai cả, không ai là người chủ đúng. Làm sao bạn
có thể sở hữu thế giới này được? Bạn tới thế giới này với hai bàn tay trắng, bạn
ra đi khỏi nó với hai bàn tay trắng - bạn không thể sở hữu nó được. Không ai sở
hữu nó; chúng ta dùng nó. Và chúng ta tất cả đều cùng nhau ở đây để dùng nó. Và
chúng ta tất cả ở đây để dùng nó. Đó là thông điệp: "Cầm lấy tiền! nhưng để
lại một ít cho ta nữa. Ta cũng ở đây để dùng nó, cũng như ông ở đây để dùng
nó."
Thái độ thực
tế thế, thái độ kinh nghiệm thế! Và tự do với tiền thế! Và ở toà án ông ấy nói,
"Người này không phải là kẻ trộm..." Ông ấy đã biến kẻ trộm này thành
người bạn. Ông ấy nói, "... ít nhất khi có liên quan tới ta. Ta không biết
về những người khác - làm sao ta có thể biết được về người khác? Điều này thì
ta biết: Ta đã cho anh ta tiền và anh ta đã cám ơn ta về điều đó. Điều đó đã kết
thúc, tài khoản đã đóng rồi. Anh ta không nợ gì với ta cả. Anh ta đã cám ơn ta
về điều đó - người ta còn có thể làm gì khác được?"
Nhiều nhất
chúng ta có thể cho lời cám ơn. Chúng ta có thể cám ơn sự tồn tại về tất cả những
điều nó đã cho chúng ta - chúng ta có thể làm gì khác được?
Sau khi đã
mãn hạn tù, người này tới Shichiri và trở thành đệ tử của ông ấy.
Bạn có thể
làm được điều gì khác với người như Shichiri? Bạn phải trở thành đệ tử. Ông ấy
đã chuyển đổi kẻ trộm thành sannyasin. Đây là giả kim thuật của thầy, thầy chưa
bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào. Bất kì cơ hội nào có đấy, thầy đều dùng nó - ngay cả
kẻ trộm tới thầy, người đó sẽ biến thành sannyasin.
Tới tiếp xúc
với thầy là được biến đổi. Bạn có thể đã tới vì cái gì đó khác, bạn có thể
không tới thầy chút nào - kẻ trộm này đã không ở đó vì thầy. Thực tế, nếu mà
người đó biết rằng trong lều này một bậc thầy sống, người đó đã không dám vào
chút nào. Người đó đã tới chỉ vì tiền; người đó đã loạng choạng ngẫu nhiên vớ
phải thầy. Nhưng ngay cả bạn có ngẫu nhiên gặp vị phật, điều đó sẽ thay đổi bạn
toàn bộ. Bạn sẽ không bao giờ còn là con người cũ nữa.
Nhiều người
trong các bạn đang ở đây chỉ bởi tình cờ. Các bạn đã không đi tìm tôi, các bạn
đã không kiếm tôi. Bởi cả nghìn lẻ một ngẫu nhiên mà các bạn đã tới đây. Nhưng
sự việc trở thành ngày càng khó ra đi.
Thầy không
thuyết giảng, thầy chẳng bao giờ nói cái gì đáng phải làm. Bồ đề đạt ma nói,
"Thiền chẳng có gì để nói cả, nhưng Thiền có nhiều cái để biểu lộ." Bậc
thầy này đã chỉ ra con đường cho tên trộm. Ông ấy đã thay đổi người này, và ông
ấy đã thay đổi người này tài tình thế. Ông ấy phải đã là nhà giải phẫu vĩ đại -
ông ấy đã mổ trái tim người này... và không âm thanh nào được nghe thấy. Ông ấy
đã phá huỷ người này toàn bộ, và ông ấy đã tạo ra người này lần nữa. Và người
này thậm chí không nhận biết về điều đã xảy ra. Đây chính là phép màu của thầy
là gì.
Lời kinh Thiền
nói: "Con người của hiểu biết không bác bỏ sai sót." Khi tôi bắt gặp
nó, trái tim tôi nhảy múa. Tụng lời kinh này trong cốt lõi sâu thẳm nhất của
trái tim bạn: Con người của hiểu biết không bác bỏ sai sót.
Và một bậc thầy
khác, khi nói lời kinh này, đã bình luận - tên ông ấy là Ohasama - ông ấy đã
bình luận: "Chân lí không cần được thăm dò trước, vì nó hiện diện ở mọi
nơi, ngay cả trong sai sót. Do đó người bác bỏ sai sót là bác bỏ chân lí."
Những người
này thật là vĩ đại! Những người bác bỏ sai sót là bác bỏ chân lí. Bạn có thấy
cái đẹp của nó không? Người cấp tiến, người cách mạng, quan điểm về điều đó là
gì? Shichiri đã không bác bỏ người này bởi vì người này là kẻ trộm; ông ấy
không bác bỏ người này bởi vì sai sót của người này - bởi vì đằng sau sai sót
đó là sự tồn tại thiêng liêng, là thượng đế. Bác bỏ sai sót, và bạn bác bỏ cả
thượng đế nữa. Bác bỏ sai sót, và bạn bác bỏ chân lí, cái ẩn đằng sau nó.
Ông ấy chấp
nhận sai sót để chấp nhận chân lí. Một khi chân lí nảy sinh, được chấp nhận,
lan toả, sai sót sẽ biến mất theo cách riêng của nó. Bạn không cần tranh đấu với
bóng tối - đó là nghĩa. Đơn giản thắp sáng ngọn nến. Bạn không cần tranh đấu với
bóng tối, chỉ thắp sáng ngọn nến. Thầy thắp sáng ngọn nến trong người này.
Đích xác như
nhau, nhưng chút ít Thiền hơn, có câu chuyện khác về bậc thầy khác - gần như
nhau, nhưng vẫn mang tính Thiền hơn.
Một đêm khi
Thầy Taigan đang viết thư một tên trộm bước vào phòng ông ấy tay lăm lăm chiếc
kiếm lớn tuốt trần. Nhìn vào tên trộm, thầy nói, "Anh muốn gì - tiền hay mạng
ta?"
Bây giờ, điều
này Thiền nhiều hơn - ông ấy không cho tên trộm cơ hội nói điều gì. Shichiri ít
nhất cũng để cho nó có cơ hội; với Shichiri tên trộm hỏi: một tên trộm cầm kiếm
sắc đi vào phòng của Shichiri, đòi nộp tiền hoặc mạng sống của ông ấy. Taigan
đã cải tiến điều đó. Có thể Taigan xảy ra sau - ông ấy phải đã bắt gặp câu chuyện
của Shichiri. Ông ấy không để cho tên trộm cơ hội ấy. Ông ấy nói với tên trộm
này, "Anh muốn gì - tiền hay mạng ta? Cả hai đều không liên quan - bất kì
anh cần cái gì, anh có thể lấy. Đó là chọn lựa của anh."
"Ta tới
vì tiền," tên trộm đáp, chút ít sợ hãi.
Người này -
tên trộm chưa bao giờ bắt gặp thứ dữ vậy - ông ấy nói, "Anh muốn gì - tiền
hay mạng ta?" và dễ dàng cho thế: "Anh có thể chọn." Không kết
án, chẳng có gì như thế. Ngay cả nó có chọn mạng ông ấy, Taigan cũng cho. Tất cả
những cái đó đằng nào cũng bị lấy đi, tốt hơn cả là cho luôn. Ngày này hay ngày
khác ngay cả cuộc sống cũng sẽ biến mất - cho nên sao lo nghĩ về nó? Cái chết
đang tới, cứ để tên trộm này tận hưởng khoảnh khắc này.
"Ta tới
vì tiền," tên trộm đáp, chút ít sợ hãi.
Thầy lấy ví
ra và đưa nó cho người này, nói, "Đây lấy đi!" Rồi thầy quay lại viết
thư cứ cường như chẳng có gì xảy ra.
Tên trộm bắt
đầu cảm thấy không thoải mái và rời khỏi phòng, quá kính nể. "Này! Đợi
chút đã!" thầy gọi. Tên trộm đứng lại, run bắn. "Sao anh không đóng cửa
lại?" thầy nói.
Nhiều ngày
sau, tên trộm bị quan bắt và nói, "Tôi đã ăn cướp trong nhiều năm, nhưng
tôi chưa bao giờ kinh khiếp thế khi bậc thầy Phật giáo đó gọi tôi, "Này! Đợi
chút đã!"Tôi vẫn còn run bắn."
"Người
đó rất nguy hiểm, và tôi chưa bao giờ có thể quên được ông ấy. Và cái ngày tôi
được thả ra khỏi nhà tù, tôi sẽ tới ông ấy. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người
như vậy - với phẩm chất như vậy! Tôi cầm kiếm tuốt trần trong tay, nhưng cái đó
chẳng là gì cả. Ông ấy là lưỡi kiếm tuốt trần."
Những lời này
- "Này! Đợi chút đã!" - và tên trộm nói, "Tôi vẫn còn run bắn."
Khi bạn tới gần
một bậc thầy, ông ấy sẽ giết bạn. Làm sao bạn có thể giết được thầy? Cho dù bạn
có kiếm tuốt trần, bạn vẫn không thể giết được thầy; thầy sẽ giết bạn. Và thầy
giết theo cách tinh tế tới mức bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết là bạn đã bị
giết. Bạn trở nên nhận biết chỉ khi bạn được tái sinh. Bỗng nhiên một ngày nào
đó bạn không còn như cũ nữa. Bỗng nhiên một ngày nào đó con người cũ mất rồi. Bỗng
nhiên một ngày nào đó mọi thứ tươi tắn và mới mẻ - chim chóc hót vang, lá mới mọc
ra trong bạn. Dòng sông tù đọng lại tuôn chảy, bạn đi tới đại dương.
Câu chuyện
khác:
Một Thiền sư
đã bị bắt vào tù vài lần.
... Bây giờ một
bước thêm nữa! Những Thiền nhân này thực sự là những người gàn dở, người điên -
nhưng họ làm những điều hay. "Một Thiền sư đã bị bắt vào tù vài lần."
Bây giờ, một điều là tha thứ cho kẻ trộm, một điều là không coi người đó là xấu,
một điều khác là tự mình vào tù. Và không chỉ một lần, nhiều lần - vì ăn cắp những
thứ nhỏ bé của hàng xóm. Và hàng xóm biết, và họ phân vân: Sao người này lại ăn
cắp? - và những thứ nhỏ bé thế. Nhưng khoảnh khắc ông ấy ra khỏi nhà tù ông ấy
sẽ lại ăn cắp nữa, và ông ấy sẽ quay lại. Ngay cả quan toà cũng phải lo nghĩ.
Nhưng họ phải tống ông ấy vào tù, bởi vì ông ấy sẽ thú tội. Ông ấy chẳng bao giờ
nói, "Tôi đã không ăn cắp."
Cuối cùng,
các hàng xóm tụ tập lại, và họ nói. "Thưa ông, xin đừng ăn cắp nữa.
"Ông già
rồi, và chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho ông đủ mọi thứ ông cần - tất cả mọi thứ
cần thiết, dù nó là gì. Ông chấm dứt việc này đi! Chúng tôi rất lo nghĩ, và
chúng tôi rất buồn. Sao ông cứ làm điều này?"
Và ông già
này cười. Và ông ấy nói:
"Tôi ăn
cắp để vào với các tù nhân, và đem tới cho họ thông điệp bên trong."
"Ai sẽ
giúp họ đây? Bên ngoài, với các ông là tù nhân, có nhiều thầy rồi. Nhưng trong
tù không có thầy. Ai sẽ giúp họ, các ông nói cho tôi xem nào? Đây là cách của
tôi để vào và giúp những người đó. Cho nên khi hình phạt của tôi hết và tôi bị tống
ra, tôi phải ăn cắp cái gì đó và quay trở lại. Tôi định tiếp tục việc này. Và
tôi đã thấy ở đó trong tù những linh hồn đẹp thế, linh hồn hồn nhiên thế - đôi
khi còn hồn nhiên hơn nhiều..."
Có lần điều
đó xảy ra, một trong các bạn tôi trở thành thống đốc của một bang ở Ấn Độ, và
ông ấy đã cho phép tôi vào nhà tù trong khắp bang của ông ấy. Tôi tới trong nhiều
năm, và tôi ngạc nhiên. Những người trong tù còn hồn nhiên hơn nhiều so với các
chính khách, hơn những người giầu, hơn cái gọi là thánh nhân. Tôi biết hầu hết
các thánh nhân ở Ấn Độ. Họ tinh ranh hơn. Tôi đã thấy trong những kẻ tội phạm
những linh hồn hồn nhiên thế... Tôi có thể hiểu ý tưởng của Thiền sư già này -
về việc ăn cắp, bị bắt, và đem thông điệp cho họ: "Tôi ăn cắp để vào với
những tù nhân, và đem tới cho họ thông điệp bên trong."
Thiền không
có hệ thống giá trị. Thiền chỉ đem một điều vào trong thế giới này, và đó là hiểu
biết, nhận biết. Qua nhận biết mà hồn nhiên tới. Và hồn nhiên là hồn nhiên của
tốt và xấu, cả hai. Hồn nhiên đơn giản là hồn nhiên - nó không biết tới phân biệt.
Câu chuyện cuối
cùng, Nó là về Ryokan - ông ấy là người yêu trẻ em vĩ đại. Như có thể được mong
đợi về nhân vật như ông ấy, bản thân ông ấy là đứa trẻ. Ông ấy là đứa trẻ mà
Jesus nói tới. Ông ấy hồn nhiên tới mức gần như không thể nào tin nổi rằng một
người có thể hồn nhiên thế. Ông ấy không tinh ranh, không láu cá. Ông ấy hồn
nhiên tới mức mọi người thường nghĩ rằng ông ấy chút ít điên khùng.
Ryokan thích
chơi với trẻ con. Ông ấy chơi trốn tìm, ông ấy chơi tamari, bóng tay nữa. Một tối
đến lượt ông ấy đi trốn, và ông ấy ẩn mình kín trong đống rơm trên cánh đồng.
Trời gần tối và trẻ con, không thể nào tìm được chỗ ông ấy, rời cánh đồng về
nhà.
Sáng sớm hôm
sau, một nông dân tới và phải dọn đống rơm để bắt đầu làm việc. Tìm thấy Ryohan
ở đó, ông ta kêu lên, "Ôi, Ryokan-sama! Ông làm gì ở đây thế?"
Bậc thầy trả
lời, "Suỵt! Đừng nói to thế, tụi trẻ sẽ tìm thấy tôi."
Cả đêm dưới đống
rơm đó ông ấy chờ đợi lũ trẻ! Hồn nhiên thế là Thiền, và hồn nhiên thế là
thiêng liêng. Hồn nhiên thế không biết tới phân biệt giữa tốt và xấu, không biết
tới phân biệt giữa thế giới này và thế giới kia, không biết phân biệt giữa cái
này và cái nọ. Hồn nhiên thế là điều như vậy là gì.
Và tính như vậy
là cốt lõi bên trong nhất của tính tôn giáo.
Kết thúc quyển "Từ bi" – Quay về Mục lục
EmoticonEmoticon